Du khách Trung Quốc đến Việt Nam đông chưa từng có

Thị trường và chính sách - Ngày đăng : 11:58, 01/01/2017

Du khách đến từ Trung Quốc đạt 2,6 triệu lượt người, tăng 51,4% so với năm ngoái và cao hơn rất nhiều so với các thị trường khác.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2016, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 10,01 triệu lượt người, tăng 26% so với năm trước (tăng hơn 2 triệu lượt khách).

Trong năm 2016, khách đến từ các thị trường chính đều tăng. Cụ thể, từ châu Á đạt 7,2 triệulượt người, chiếm 72,5% và tăng 30,6% so với năm trước; khách đến từ châu Âu đạt 1,6 triệulượt người, tăng 18,2%; châu Mỹ đạt 735,1 nghìn lượt người, tăng 13,5%...

Đặc biệt, khách đến từ Trung Quốc đạt 2,6triệu lượt người, tăng 51,4%; Hàn Quốc 1,5 triệunghìn lượt người, tăng 38,7%; Liên bang Nga 434 nghìn lượt người, tăng 28,1%; Vương quốc Anh 254,8 nghìn lượt người; Hoa Kỳ 552,7 nghìn lượt người, tăng 12,5%...

Nguyên nhân khiến lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng nhanh làdo các chính sách,nỗ lực thu hút khách du lịch được triển khai như miễn thị thực cho công dân 5 nước Tây Âu; tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, ứng dụng công nghệ mạng e-marketing, triển khai chương trình quảng bá du lịch trên truyền hình, phương tiện truyền thông, đại chúng. Do đó, lần đầu tiên Việt Nam đón trên 10 triệu lượt khách quốc tế, gấp 2 lần lượng khách quốc tế đến nước ta năm 2010.

Xác định đây là lĩnh vực mũi nhọn trong phát triển, năm qua, Bộ Chính trị đã họp và nhất trí ban hành Nghị quyết về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

“Có chính sách phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch với hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, sản phẩm đa dạng và tính chuyên nghiệp cao”, nghị quyết nêu rõ.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đã giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ tập trung hoàn thiện dự thảo đề án theo hướng thể hiện được du lịch là mộtngành kinh tế tổng hợp, liên ngành, liên vùng, mang đậm dấu ấn văn hóa, hoạt động theo các quy luật của kinh tế thị trường; đánh giá, phân tích rõ hơn những tồn tại, yếu kém, nhất là những yếu kém về hạ tầng du lịch, môi trường du lịch, sản phẩm du lịch, nguồn nhân lực cho du lịch, công tác quản lý nhà nước, vấn đề phối hợp ngành, liên kết vùng…

Về định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Phó thủ tướng yêu cầu cần có sự đổi mới về nhận thức, tư duy phát triển du lịch, chú ý đến tính chuyên nghiệp, tính bền vững và tính trọng điểm trong đầu tư phát triển du lịch.

Phó thủ tướng yêu cầu tập trung làm rõ các giải pháp về tái cơ cấu ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020, dựa trên 3 trọng điểm là hạ tầng; loại hình du lịch và sản phẩm du lịch phù hợp, hoàn thiện thể chế chính sách phát triển du lịch.

Cùng với đó là có các chính sách thu hút nguồn lực nhà nước và trong xã hội; phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao; bổ sung các chính sách cụ thể về thuế, đất đai, giá, phí dịch vụ du lịch, có lộ trình chuyển từ phí sang giá dịch vụ du lịch phù hợp với quá trình đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, du lịch; làm rõ các chính sách ưu đãi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào du lịch…

Hoàng Lân

Trí Lâm