Tuyên án đường dây lừa chạy việc vào ngành công an
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 11:43, 22/12/2016
Theo đó, Nguyễn Văn Hết (SN 1967) bị tuyên25 năm tù, Dương Thanh Phong (SN 1990, cùng ngụ TP.Cần Thơ) 12 năm tù, Phan Việt Hoài (SN 1990, ngụ tỉnh Lâm Đồng) 5 năm tù vềtội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.
Đồng thời, tòa cũng tuyên phạt Nguyễn Ngọc Nguyện (SN 1975, ngụ TP.Cần Thơ) 14 năm tù vềtội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và Hứa Thị Thùy Dung (SN 1989, ngụ tỉnh Trà Vinh) 30 tháng tù vềtội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.
Theo cáo trạng, năm 2006, Nguyễn Văn Hết thành lập Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Tiến Đạt (trụ sở tại đường Trần Việt Châu,P.An Hòa, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ). Năm 2014, biết một số người có nhu cầu làm việc trong ngành công an và những người rớt đại học cảnh sát có nhu cầu học Trường trung cấp Cảnh sát nhân dân, bị cáo Hết nảy sinh ý định lừa đảo.
Thông qua người quen giới thiệu, Hết khoe với các nạn nhân là mình có mối quan hệ với lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Công an), có thể lo“chạy”.Để các bị hại tin tưởng và nhằm che giấu hành vi lừa đảo, Hết cung cấp số điện thoại của mình nhưng nói dối là của 2 cán bộ lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ, để bị hại tự liên lạc.
Trước đó, Hết đã câu kết với Phong, Hoài là nhân viên Công ty Tiến Đạt để cùng tham gia đường dây lừa đảo của mình. Theo đó, Phong và Hoài đóng giả là cán bộ Vụ Tổ chức cán bộ, liên lạc với các bị hại sau đó qua điện thoại để hứa hẹn và ra giá mỗi trường hợp “chạy”từ 150-250 triệu đồng.Sau đó, Phong và Hoài tiếp tục đóng giả là người nhà của ông Trung và ông Thảo để nhận tiền của người bị hại.
Do Hết từng công tác trong ngành công an, có mối quan hệ quen biết nên bị cáo đã mượn các quyết định nhân sự có sẵn chữ ký, con dấu của ngành công an rồi chỉ đạo cho Phong sao chụp lại để lấy mẫu dấu, chữ ký. Hết yêu cầu Dung sử dụng máy tínhsoạn thảo các văn bản rồi cắt ghép vàocon dấu mà Phong đã sao chép. Sau đó, cả bọn làm ra các thông báo, quyết định tuyển dụng giả theo nội dung mà Hết yêu cầu để giao cho các bị hại.
Với những thủ đoạn như trên, từ tháng 7.2014 đến 3.2015, Hết và các đồng phạm trong đường dây đã thực hiện tổng cộng 36 vụ lừa đảo với tổng số tiền chiếm đoạt của các bị hại lên đến gần 3 tỉđồng.
Tại tòa, hầu hết các bị cáo đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình, tuy nhiên bị cáo Hết chỉ thừa nhận đã thực hiện 10 vụ lừa đảo chứkhông phải 36 vụ như cáo trạng đã truy tố, còn Nguyện lại một mực chối tội cho rằng mình không lừa đảo bởi vì tất cả các giao dịch Nguyện đều làm biên nhận cho các bị hại.
Tuy nhiên sau khi xem xét hồ sơ, cũng như nhữngchứng cứ mà các bị cáo Phong, Hoài, Dung cung cấp cho cơ quan điều tra, tất cả đều chứng minh rằng các bị cáo đã thống nhất bàn bạc dùng thủ đoạn gian dối, nói dối quen biết với lãnh đạo ngành và làm giả các giấy tờ tuyển dụng vào ngành công an hoặc các cơ quan nhà nước đểthực hiện nhiều vụ lừa đảo với số tiền lớn.
Mỗi bị cáo có vai trò khác nhau, trong đó Hết làchủ mưu, chỉ đạo các bị cáo khác soạn thảo văn bản, làm giả các giấy tờ tuyển sinh tuyển dụng, vì vậy phải chịu mức án nặng nhất. Đồng thời, tòa nhận định giao dịch giữa các bị hại và các bị cáo là giao dịch bất hợp pháp nên buộc các bị cáo nộp sung công số tiền đã chiếm đoạt được.
Thanh Vinh