Chúng ta sắp sửa rơi vào kỷ băng hà vì 'tính tình đỏng đảnh' của... Mặt trời
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 06:16, 17/12/2016
Mức hoạt động của Mặt trời đã đạt đến điểm thấp nhất kể từ năm 2011, khiến nó đã đạt chạm ngưỡng năng lượng tối thiểu sớm hơn dự kiến. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể sắp phải sống trong một khoảng thời gian dài lạnh giá của kỷ băng hà nhỏ.
Hình ảnh do NASA chụp được vào ngày 14 và 18 giữa tháng vừa qua cho thấy rằng có rất hiếm vệt đen xuất hiện. NASA cho rằng hoạt động của Mặt trời đã bị thu hẹp với tốc độ nhanh hơn nhiều so với dự kiến sau đợt "cao trào" đỉnh điểm vào năm 2014.
Mặt trời sau chu kỳ khoảng 11 năm, có thể đạt đến mức tối đa năng lượng và sau đó giảm dần đến mức năng lượng tối thiểu.
Các chuyên gia cho biết, từ việc nghiên cứu hoạt động năng lương tối đa của Mặt Trời trong mấy thập kỷ qua, thì họ đã dự kiến được năng lượng tối thiểu của Mặt trời có thể kết thúc vào năm 2021. Dù vậy, theo nhận định của các chuyên gia, việc dự đoán với độ chính xác gần đúng là không hề dễ dàng.
Tuy nhiên, nếu Mặt trời biến đổi thất thường, "đỏng đảnh" như vậy, nó có nghĩa rằng năng lượng Mặt trời đã bắt đầu và sẽ dẫn đến một thời gian dài Mặt Trời hoạt động với năng lượng "yếu ớt". Trước đó, do hoạt động của năng lượng Mặt trời yếu dần dẫn đến một thời kỳ Tiểu băng hà hay thuật ngữ được giới khoa học gọi là Maunder Minimum.
Thời kỳ Maunder Minimum gần đây nhất kéo dài trong 70 (1645 – 1715) và kéo dài cho đến năm 1715, nơi vết đen Mặt trời giảm dần cường độ.
Trong thời gian này, nhiệt độ giảm trên toàn cầu sẽ tăng 1,3 độ C. Mặc dù con số có vẻ không đáng kể, nhưng hiện tượng Mặt trời "ngủ đông" đã dẫn đến mùa ngắn hơn và cuối cùng là tình trạng thiếu lương thực.
Theo trung tâm thời tiết Vencore Weather (Mỹ) cho biết: "Hoạt động năng lượng Mặt trời thấp được biết là có hậu quả về thời tiết và khí hậu của trái đất và nó cũng là cũng tương quan với sự gia tăng các tia vũ trụ đạt tới phần trên của bầu khí quyển. Số lượng từ trường vệt đen Mặt trời sẽ giảm trong vài năm tới".
Trước đó, vào năm 2015, giáo sư Valentina Zharkova đến từ Đại học Northumbria (Anh) đã đưa ra một mô hình một công thức toán học mới dự đoán chính xác những dấu hiệu bất thường trong chu kỳ hoạt động của Mặt trời và đi đến kết luận rằng một kỷ băng hà sẽ xảy ra vào năm 2030.
Mô hình hoạt động dựa trên hiệu ứng Dynamo trong hai lớp của ngôi sao này, một lớp nằm ở gần bề mặt và lớp còn lại nằm ở sâu bên trong vùng đối lưu.
Từ mô hình dự đoán, mức độ hoạt động của Mặt trời sẽ giảm 60% trong những năm 2030 (chu kỳ 26), xuống mức tương đương như Trái Đất từng chứng kiến trong thời kỳ"tiểu băng hà" bắt đầu vào năm 1645 khiến băng giá bao chùm khắp châu Âu.
Nhiều nhà vật lý cho rằng, nguyên nhân hình thành chu kỳ trên là do một "máy phát điện" được tạo thành nhờ quá trình đối lưu chất lỏng, diễn ra ở sâu bên trong Mặt trời. Hiện tại, giáo sư Zharkova và các chuyên gia đã tìm thấy "máy phát điện thứ hai" nằm gần bề mặt của Mặt trời.
Bà Zharkova cho biết tại Hội nghị Thiên văn học quốc gia: "Chúng tôi phát hiện sóng từ xuất hiện theo cặp, chúng có nguồn gốc ở hai lớp khác nhau bên trong Mặt trời.
Cả hai đều có tần số khoảng 11 năm. Trong chu kỳ, các sóng dao động giữa bán cầu bắc và bán cầu nam của Mặt trời. Kết hợp cả hai sóng với nhau và so sánh với số liệu thực tế trong chu kỳ Mặt trời hiện tại, chúng tôi thấy rằng dự đoán của chúng tôi có độ chính xác là 97%".
Trong tương lai không xa sắp tới, con người sẽ phải sống trong điều kiện lạnh giá kéo dài của thời kỳ tiểu băng hà, do ảnh hưởng từ quá trình Mặt trời "ngủ đông".
Theo Tri thức trẻ