Sự tinh tế trên bàn ăn của người Pháp qua chia sẻ của Khaisilk
Phong cách - lối sống - Ngày đăng : 15:05, 15/12/2016
>>Ấn tượng Chicago mùa Đông và bữa tiệc ấm áp ở nhà GS Ngô Bảo Châu
Là một doanh nhân thành đạt, sở hữu nhiều công trình kiến trúc xa xỉ, hay đi đây đó và có gu thẩm mỹ tinh tế, Hoàng Khải (Chủ tịch Tập đoàn Khaisilk) thường chia sẻ quan điểm cũng như kinh nghiệm sống của mình đến cho giới trẻ. Đúc kết sau những chuyến đi du lịch châu Âu, đặc biệt là Pháp, sự tinh tế trong phong cách ăn uống của người Pháp đã tạo ấn tượng nơi ông.
Với người Pháp, sự tinh tinh tế và sành điệu trong phong cách ăn uống của họ là cả một nghệ thuật, bắt đầu từ những chi tiết “rất nhỏ” trên bàn ăn.
Khăn
Trong bữa ăn thân mật giữa bạn bè hoặc gia đình, khăn ăn là thứ không thể thiếu trong bàn ăn của người Pháp
Vị trí đặt khăn ăn của người Pháp trong mỗi tình huống cũng theo một quy tắc nhất định. Khăn ăn được đặt với góc xếp hướng về phía người ngồi, sau đó mới được mở dần ra. Nếu có việc phải rời đi giữa bữa ăn, người Pháp sẽ đặt khăn xuống ghế ngồi. Đến khi bữa ăn kết thúc, khăn sẽ được đặt bên phải dĩa.
Một điều cấm kị trong cách dùng khăn ăn của người Pháp là việc vung để mở khăn ăn hay dùng chúng để lau mặt. Đối với họ, khăn ăn chỉ để lau thấm miệng trong những bữa ăn. Đối người Pháp, việc sử dụng khăn trong bữa ăn cũng có những chuẩn mực nhất định.
Bánh mỳ
Bạn cho rằng người Pháp sẽ dùng bánh mỳ để khai vị cho bữa ăn? Thực ra, điều này lại hoàn toàn sai.
Trên bàn ăn của người Pháp, bánh mỳ được sử dụng trong khoảng thời gian kết thúc khai vị. Họ sẽ chỉ nhâm nhi một chút bánh mỳ để “trung hòa” vị giác để chuẩn bị cho món chính.
Rượu
Người Pháp rất sành điệu trong việc kết hợp các món ăn với rượu. Chẳng hạn như Bordeaux thường dùng kèm với thịt đỏ, tùy theo loại thịt mà dùng rượu với nồng độ khác nhau. hoặc cũng như dùng vang trắng thuộc dòng nào cho phù hợp với từng loại hải sản nào .
Người Pháp thường dùng Champange để khai vị cho trong tất cả các buổi tiệc. Họ rất coi trọng rượu trong bữa ăn của mình và sẽ không bao giờ rời bàn với ly rượu còn đầy hoặc còn phân nửa. Ngoài ra họ cón có thể dùng những loại rượu ngọt để tráng miệng như dòng Porto...
Dao, nĩa, muỗng, ly
Trong bàn tiệc theo phong cách của người Pháp, dao, nĩa, muỗng, dĩa, ly sẽ được xếp sẵn đầy đủ cho từng món ăn. Người Pháp sẽ sử dụng chúng theo thứ tự từ ngoài vào trong và sau khi ăn xong, họ sẽ đặt chúng trở lại vị trí ban đầu.
Một điều đáng chú ý là người Pháp luôn tránh để dao, nĩa, muỗng đã dùng chạm xuống mặt bàn, cũng như giữ chúng trên tay sau khi đưa thức ăn vào miệng.
Cách ăn
Người Pháp chỉ bắt đầu bữa ăn sau khi bàn ăn đã sẵn sàng cho tất cả mọi người. Khi ăn, họ luôn ngồi thẳng lưng khi đưa thức ăn vào miệng. Cách nhai thức ăn của người Pháp cũng rất thanh lịch và tinh tế. Và điều quan trong nhất là khi nhai thì mím miệng và tuyệt đối không nhai và mở miệng cùng 1 lúc vì như thế sẽ rất mất lịch sự .
Đầu tiên Họ thường dùng món khai vị người Ta thường gọi là canapè nhâm nhi cùng với champange và trò chuyện trước khi ngồi vào bàn và yêu cầu được phục vụ món súp , rồi đến món salad và sau đó được tráng miệng bằng 1 món kem sorbet để cân bằng lại trạng thái của vị giác lúc ban đầu trước khi bước vào món chính. Nếu là 1 người sành điệu thì chắc chắn họ sẽ không bao giờ yêu cầu phục vụ có những món thịt hoặc hải sản trùng với nhau giữa món trước và món sau.
Sau khi món tráng miệng vừa thưởng thức song thì họ có thể gọi thêm 1 ly rượu hoặc 1 ly espresso và những điếu cigar hảo hạng để làm cho hương vị của một buổi tối thêm nồng ấm .
Với các món thịt, pho mát, họ chỉ ăn từng miếng nhỏ. Như vậy, họ có thể vẫn nói chuyện và thưởng thức món ăn một cách lịch sự. Với món súp, người Pháp luôn cầm muỗng súp hướng ra phía trước thân mình và cách hành xử trong bữa ăn của người Pháp luôn được coi là chuẩn mực để học tập.
Nói chuyện
Nói chuyện trong bữa ăn của người Pháp là cả một “nghệ thuật” trong giao tiếp. Với bất cứ một cuộc trò chuyện nào trong bữa ăn, người Pháp luôn tỏ rõ sự quan tâm và chú ý vào câu chuyện để tạo không khí thân mật trong bữa ăn nên khi chạm ly người ta thường nhìn thẳng vào đôi mắt của nhau để tỏ ý lòng tôn trong nhau. Họ cũng tránh nói to ảnh hưởng đến những người xung quanh và cấm kỵ việc nói chuyện trong khi miệng còn đầy thức ăn".
Hoàng Khải/ Nguồn: FBNV
>>Quá khứ 'ăn chơi trụy lạc' thời La Mã được hé lộ qua những bức tranh cổ