Cách phòng bệnh cho trẻ khi thời tiết giao mùa
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 12:07, 30/10/2016
Đểphòng bệnh mùa đông cho trẻhiệu quả, đặc biệt là những bệnh liên quan đến đường hô hấp thì việc giữ ấm cho trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng, tuy nhiên không phải cứ mặc nhiều áo quần ấm cho trẻ là được đâu nhé, bạn cần cho trẻ mặc nhiều lớp áo khác nhau giúp cho việc giữ ấm được tốt hơn và bé có thể cởi bớt 1 hoặc 2 lớp áo khi cảm thấy nóng.
Đặc biệt, cần thường xuyên mang tất chân, găng tay, khẩu trang, đeo khăn quàng cổ và đội mũ len cho bé, bởi đây là những bộ phận rất nhạy cảm với tiết trời lạnh đấy. Ngoài ra, bạn phải hạn chế tuyệt đối việc cho trẻ ra nơi gió lạnh, có nhiều gió lùa nữa nhé!
Phòng tránh viêm phế quản
Sự thay đổi thời tiết đột ngột lúc giao mùa cũng dễ khiến trẻ bị viêm phế quản. Nguyên nhân gây bệnh có rất nhiều, do dị ứng với phấn hoa, hít phải các chất kích thích như khói thuốc, sợi bông hoặc len…
Vì vậy các bà mẹ luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là vào ban đêm.
Khi đi ra ngoài cần mặc quần áo dài tay, đội mũ nón... Ngoài ra, nếu thời tiết quá lạnh thì phải trang bị áo ấm, khăn quàng cổ và hạn chế đưa trẻ ra ngoài khi không cần thiết. Nên chú ý chế độ dinh dưỡng, bổ sung nhiều nước và rau tươi. Khi nấu thức ăn cho trẻ, người lớn nên chia thành nhiều bữa nhỏ và nấu dạng lỏng để trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn.
Cảm cúm
Trẻ nhỏ rất dễ bị lây bệnh này khi thay đổi thời tiết, nóng chuyển sang lạnh đột ngột.
Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động thể thao để có cơ hội hít thở không khí trong lành, tăng cường trao đổi chất.
Giữ không khí trong nhà luôn thoáng mát, không ẩm mốc.
Viêm mũi dị ứng ở bé
Khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa thế này bé dễ bị viêm mũi dị ứng, đặc biệt những bé có cơ địa mẫn cảm.
Mẹ nên hạn chế cho bé tiếp xúc với vật nuôi như chó, mèo trong nhà. Mẹ nên giặt giũ thường xuyên chăn, ga, gối cho bé. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh nấm mốc. Giữ ấm cho bé khi trời lạnh và không để bé bị nóng quá lúc trời ấm lên.
Ho
Khi trời se lạnh hơn, không khí vào đường thở của bé không được sưởi ấm (do đường hô hấp của trẻ ngắn hơn và không có lông sưởi như ở người lớn), trẻ dễ bị nhiễm lạnh đường hô hấp, dễ bị nhiễm virus hơn, biểu hiện bằng hắt hơi sổ mũi, ho khò khè,nặng hơn là viêm đường hô hấp dưới. Nhữngtrẻ có tiền căn dị ứng, khi bị cảm lạnh hay nhiễm siêu vi, sẽ dễ làm khởi phát cơn suyễn.
E ngại dùng thuốc kháng sinh, nhiều người tìm đến các biện pháp dân gian để chữa ho. Trong đó, trên các diễn đàn hiện nay, mẹo trị ho bằng huyệt dũng tuyền đang gây chú ý nhất vì tính hiệu quả trong khi cách làm khá đơn giản.
Để cắt cơn ho, trước khi đi ngủ, thoa dầu nóng ngay dưới gan bàn chân hoặc sau khi xoa nóng bàn chân, dán một miếng nhỏ salonpas vào huyệt dũng tuyền và đi tất thật ấm để ngủ. Sáng hôm sau thức giấc triệu chứng ho của bé sẽ giảm hẳn, sau 2-3 lần sẽ hết ho.
Lưu ý: Khi thấy những dấu hiệu bất thường như trẻ sốt, ho, sổ mũi dai dẳng nên đưa ngay đến phòng mạch bác sĩ để kịp thời điều trị.
Đặc biệt là các bậc phụ huynh lưu ý không nên tự chữa bệnh cho con. Khi thấy con ho, sốt, không ít người đã tự ra hiệu thuốc, mua kháng sinh về “điều trị”. Mỗi thể viêm có phác đồ điều trị riêng, có loại bệnh dùng kháng sinh này, loại dùng kháng sinh khác, cũng có loại bệnh không nên dùng kháng sinh.
Thực tế, có nhiều trường hợp trẻ vào viện trong tình trạng bệnh nặng do sự thiếu hiểu biết của cha mẹ khi dùng thuốc bừa bãi. Vì thế, khi có những triệu chứng kể trên, cách tốt nhất là cho trẻ đến cơ sở y tế. Phát hiện sớm, điều trị đúng cách, trẻ sẽ mau lành bệnh và phục hồi nhanh chóng.
Tịnh Thu