Kinh tế bất ổn khiến thương lái Trung Quốc giảm mua tôm Việt Nam
Thị trường và chính sách - Ngày đăng : 14:21, 28/10/2016
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam(Vasep) ngày 28.10 cho biết, trong quý 3/2016, sản lượng tôm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 105,8 triệu USD; tăng 11,7% so với quý 3/2015 tuy nhiên lại giảm 12% so với quý 2/2016.
Nguyên nhân khiến thương lái Trung Quốc giảm mua tôm Việt Nam thời gian qua được Vasep cho là do kinh tế quốc gia này bất ổn, đồng Nhân dân tệ mất giá nên nhu cầu nhập khẩu tạm thời giảm. Tuy nhiên, dù sản lượng giảm trong quý 3, nhưng xuất khẩu trong 2 quý đầu năm vẫn tăng trưởng tốt nên xuất khẩu tôm sang thị trường này 9 tháng đầu năm nay vẫn được cho là xánlạn với mức tăng30,3%,giá trị đạt 323,3 triệu USD.
Thị trường tiềm năng nhưng đầy... rủi ro!
Trung Quốclà thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 4 của Việt Nam, chiếm 14,4% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Với con số này, đây được xem là thị trường thay thế đầy tiềm năng trong bối cảnh xuất khẩu tôm của Việt Namsang các thị trường truyền thống sụt giảm.
Ngày 15.12.2015, lệnh cấm nhập khẩu tôm sú sống vào Trung Quốc đãchính thức được dỡ bỏ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng xuất khẩu tôm sú vào thị trường này. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ tôm sú lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 58% tổng xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này; tôm chân trắng chiếm 39% và tôm biển chiếm 3%.
Trung Quốc hiện còncó xu hướng tăng nhập khẩu tôm để đáp ứng nhu cầu chế biến và tiêu thụ trong nước. Với dân số lớn, nhu cầu tiêu thụ thủy sản cao, đặc biệt là xu hướng tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng cao của người dân Trung Quốc trong những năm gần đây, giúpxuất khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm Việt Namsang thị trường này có nhiều cơ hội tăng trưởng.
Bên cạnh đó, nhu cầu nhập khẩu tôm nguyên liệu cho chế biến và tái xuất khẩu ngày càng tăng do sản lượng tôm nuôi trong nước dự kiến giảm và theo chính sách đẩy mạnh nhập để tái xuất của nước này. Nhu cầu nhập khẩu tôm cho tiêu thụ nội địa cũng không ngừng tăng do sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu.
Tuy nhiên, xuất khẩu tôm Việt Namsang Trung Quốc cũng phải đối mặt với một số khó khăn như Trung Quốc chưa có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về xuất nhập khẩu thủy sản, rủi ro trong thanh toán và thị trường không ổn định về cả lượng nhập khẩu và giá.
Không chỉ vậy, Trung Quốc còn tăng rào cản kỹ thuật với một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam. Ví dụ phía Trung Quốc yêu cầu, các doanh nghiệp muốn xuất khẩu vào nước này thì nhà máy chế biến phải có code vào Trung Quốc và nhà xuất khẩu phải nằm trong danh sách được nước này phê chuẩn.
Trước thực trạng này, cơ quan thẩm quyền của Việt Nam đang nỗ lực làm việc với phía Trung Quốc để tháo gỡ những rào cản kỹ thuậtvà đẩy mạnh việc xuất khẩu ổn định thủy sản trong đó có tôm sang thị trường này.
Vasep cho biết sản lượng tôm của Trung Quốc sẽ giảm còn khoảng 1,3 triệu tấn trong năm 2016 do người nuôi tôm Trung Quốc vẫn đang gặp những vấn đề về dịch bệnh, như hội chứng tôm chết sớm. Dođó, việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Namlà nhiệm vụvô cùng cấp bách, vì những tháng cuối năm 2016 sẽ là những cơ hội lớn để Việt Nam tăngsản lượng cũng nhưgiá trị xuất khẩuvào thị trường này.
Tuyết Nhung