Nếu tiềm ẩn nhiều rủi ro, công ty tài chính sẽ không được cho vay mua nhà
Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 15:54, 24/10/2016
Quy định này được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra trong bối cảnh hoạt động tiêu dùng tại các công ty tài chính ở Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng, lãi suất cho vay cao cùng với tiềm ẩn nhiều rủi ro khiến dư luận bức xúc.
Dự thảo lần 2 về quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính vừa được NHNN đưa ra quy định rõ các công ty tài chính không được cho vay đối vớinhữngviệc: Mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm muabán, xuấtnhập khẩu theo quy định của pháp luật; mua, sử dụng hàng hóa bị cấm lưu thông, sử dụng dịch vụ bị cấm sử dụng theo quy định của pháp luật về hàng hóa, dịch vụ bị áp dụng biện pháp khẩn cấp; đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm; trả nợ các khoản nợ vay tại chính công ty tài chính cho vay và (hoặc) tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác.
Đặc biệt, dự thảo nêu rõ các công ty tài chính sẽ không được cho vay để mua nhà ở; thuê, thuê mua nhà ở; xây dựng, sửa chữa nhà ở. Trước khi ký hợp đồng cho vay tiêu dùng, công ty tài chính phải cung cấp và giải thích đầy đủ, chính xác, trung thực cho khách hàng hiểu được các thông tin liên quan (bao gồm cả các hậu quả hoặc chế tài sẽ áp dụng khi khách hàng vi phạm hợp đồng).
Hiện nay, cho vay tiêu dùng là hình thức rất phổ biến ở các quốc gia, đặc biệt là ở các nước phát triển. Tại Việt Nam, hầu hết các ngân hàng thương mại và công ty tài chính đều có các sản phẩm cho vay tiêu dùng, từ các khoản vay vào việclớn nhưmua nhà, mua ô tô… cho đến các khoản vay nhỏ như: vay mua đồ gia dụng, điện thoại, xe máy, khám chữa bệnh, du lịch...
Một kết quả nghiên cứu của Viện Chiến lược ngân hàng (thuộcNHNN) cho thấytrong 7 năm qua, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng ở Việt Nam đã tăng trưởng trung bình lên tới xấp xỉ 20%/năm. Ước tính, tỷ lệ cho vay tiêu dùng/GDP hiện đạt 8%; tỷ lệ tín dụng tiêu dùng/tổng tín dụng là 6%; tỷ lệ cho vay tiêu dùng/tiêu dùng cuối cùng là 7,3% và dư nợ cho vay tiêu dùng bình quân đầu người đạt xấp xỉ 1,5 triệu đồng/người.
Tuy nhiên, thực tiễn cho vay tiêu dùng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề và thách thức lớn với các đơn vị cho vay, đặc biệt là các công ty tài chính trong việc quản lý thông tin khách hàng, xây dựng kênh bán hàng, quản trị rủi ro, lãi suất...
Tuyết Nhung