Bộ trưởng Tiến: 'Hiến một phần cơ thể cứu người là biểu hiện cao nhất của lòng nhân đạo'
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 11:30, 03/10/2016
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chỉ ra những hạn chế trong hoạt động ghép mô, tạng hiện nay như thếtạichương trình “Chung tay vì sự sống năm 2016” do Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (Bộ Y tế) tổ chức hôm 2.10.
Theo Bộ trưởng Tiến, ghép tạng là thành tựu quan trọng của y học trong việc chữa bệnh, đặc biệt đối với các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, hiểm nghèo do các tạng bị suy giảm chức năng, không hồi phục được thì cần phải được ghép thay thếmới có thể tiếp tục sống.
Tính đến ngày 15.6.2016, Việt Nam đã thực hiện được 1.281 ca ghép thận, 54 ca ghép gan, 16 ca ghép tim, 8 ca ghép tủy, 1 ca ghép khối thận - tụy và 1 ca ghép khối tim - phổi. Hiện ngành y tếcó 16 cơ sở ghép tạng được cấp ghép hoạt động, có trang thiết bị hiện đại, trình độ đã tiếp cận được với quốc tế.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tiến cũng chỉ ra nhiều hạn chế trong công tác ghép mô, tạng hiện nay đó tình trạng khan hiếm nguồn mô, tạng khiến nhiều người phải chết vì chờ đợi nguồn mô, tạng từ người cho chết não, ngưng tim.Đặc biệt việc tuyên truyền về hiến mô, tạng sau khi chết, chết não còn nhiều hạn chế, chưa đến được với đông đảo người dân; thiếu hệ thống cung cấp thông tin, tư vấn và đăng ký hiến tặng mô, tạng; chưa xây dựng được mạng lưới điều phối mô, tạng quốc gia; chưa có mạng lưới truyền thông, vận động về hiến tặng mô, tạng rộng khắp cả nước.
Từ thực tế trên, bà Tiến đề nghị Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, các đơn vị điều phối ghép bộ phận cơ thể người cần phải đẩy mạnh truyền thông công tác vận động hiến tặng mô, tạng; nhằm động viên sựtham gia sâu rộng của các tổ chức chính trị - xã hội, tôn giáo, nghề nghiệp, các lực lượng, giới chức, cá nhân... vào hoạt động này. Qua đó góp phần làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của mỗi người dân để tiến tới việc chủ động tham gia hiến tặng mô, tạng trong toàn xã hội.
Bộ trưởng Tiến cũngkêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế; các tầng lớp, giới chức xã hội, các tổ chức, cá nhân trong cả nước hãy hưởng ứng và tham gia đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi qua đời để cứu giúp những bệnh nhân đang trông chờ nhận được món quà của sự sống.
“Ca dao Việt nam có câu:“Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Tình nhân ái, sự đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Tương tự như vậy, mọi tôn giáo đều cho rằng mỗi con người đều có quyền năng trao tặng sự sống và ủng hộ sự cho đi không vụ lợi, xem sự hiến tặng một phần cơ thể sau khi mất, cứu mạng những người đang cần món quà đó để tiếp tục sự sống như là biểu hiện cao nhất của lòng nhân đạo, đức hy sinh”, bà Tiến chia sẻ.
Theo thống kê của Bộ Y tế , tính đến nay có 5.300 người đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu giúp người bệnh trong cả nước. Trong khi đó hiện nay nhu cầu ghép mô, tạng rất lớn, có hơn 6.000 người bị suy thận mãn tínhđang cần được ghép;trên 1.500 người có chỉ định ghép gan (chỉ tính riêng tại một số bệnh viện lớn ở Hà Nội);khoảng 300.000 người bị mù do các bệnh lý giác mạc và trên 6.000 người đang chờ được ghép giác mạc; hàng trăm người đang chờ được ghép tim, phổi.
Hồ Quang