Tiếng Trung Quốc sẽ được dạy cùng tiếng Anh, Nga từ cấp tiểu học

Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 15:03, 19/09/2016

Việc học và giảng dạy hai môn ngoại ngữ tiếng Nga và tiếng Trung cùng với tiếng Anh đã được mang ra thảo luận từ khá lâu với nhiều ý kiến khác nhau.

Tuy nhiên mới đây, Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) đã chính thức có thông báo về việc sẽ áp dụng chương trình dạy và học tiếng Nga và tiếng Trung Quốcliên tục trong suốt 10 năm, bắt đầu từ lớp 3 cho đến hết lớp 12.Không chỉ vậy, lộ trình hai môn học này và cả tiếng Nhật sẽ được giảng dạy như môn ngoại ngữ thứ nhất (tương đương như tiếng Anh) để học sinh có thể nắm bắt được nhanh và tập trung nhiều hơn.

Theo báo cáo đánh giá tại cuộc họp trực tuyến của Bộ GD-ĐT về kế hoạch triển khai giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025 của Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”, Đề án trên đã thực hiện được hơn nửa thời gian nhưng kết quả đạt được so với mục tiêu không như mong đợi. Chính vì thế, Bộ GD-ĐT đã đưa ra phương án tiến hành, biên soạn sách giáo khoa, phục vụ cho việc dạy và học trong trường phổ thông. Dự kiến hoạt động sẽ được tiến hành vào năm 2017 tại một số trường.

Trả lời trong cuộc họp trực tuyến về đề án dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục, ông Nguyễn Minh Châu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Lạng Sơn cho biết:Lạng Sơn tiếp giáp với Trung Quốc nên việc dạy và học tiếng Trung Quốc là rấtthuận lợi cho việc phát triển giao thương giữa 2 nước. Thời gian trước mắt, Lạng Sơn tiếp tục tổ chức dạy tiếng Anh là ngoại ngữ 1 đối với các trường phổ thông. Đồng thời, triển khai tổ chức dạy tiếng Trung Quốc là ngoại ngữ 1 ở một số lớp nhằm đáp ứng nhu cầu của học sinh.

Chia sẻ với phóng viên, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạcho hay: Việc dạy ngoại ngữ, phổ cập các ngôn ngữ thứ 2 cho học sinh là cần thiết trong xã hội hiện nay. Chính vì vậy, các giáo viên dạy ngoại ngữ phải đạt tiêu chuẩn đề ra và phải dạy học sinh thật chuẩn.

Nếu dạy ngoại ngữ mà không chuẩn thì thà không dạy còn hơn. Việc học ngoại ngữ muốn tiến triển nhanh thì người học cần phải được mở rộng giao lưu với giáo viên bản ngữ, sinh viên nước ngoài. Học tiếng gì phải tiếp cận với người nói tiếng đó".

Ngoài ra, từ năm học 2016 - 2017 Bộ Giáo dục cũng sẽ bắt đầu tiến hành thí điểm một số trường dạy tiếng Hàn, tiếng Đức và tiếng Pháp như môn ngoại ngữ thứ hai rồi từ từ nhân rộng lên khắp cả nước. Trong đó tiếng Đức và tiếng Hàn sẽ bắt đầu học từ năm lớp 6 và tiếng Pháp được dạy từ cấp 1. Sau khi thí điểm xong, những trường có đủ điều kiện và nhu cầu sẽ tiếp tục duy trì cho đến các năm học tiếp theo.

Dạ Thảo

Haiyen