Phiến quân ủng hộ IS ở Philippines tấn công nhà tù, giải cứu đồng bọn
Quốc tế - Ngày đăng : 16:32, 28/08/2016
Vụ cướp ngục do 50 phần tửvũ trang của nhóm khủng bốMautethực hiện vào ngày 27.8.BáoPhilstar cho biết nhóm cướp ngục đã sử dụng súng AK-47 và M-14 vô hiệu hóalực lượng an ninh nhà tù rồi giải cứu đồng bọn.
Ông Agustine Tello, Chỉ huy trưởnglực lượng cảnh sát tỉnh Lanao del Sur, cho biết 8 tên trongnhóm Maute được đồng bọngiải cứuvừa bị bắt vào ngày 22.8 khi các binh sĩ tạitrạm kiểm soát quân sự tìm thấy bom tự tạovà súng ngắn trong xe tải của chúng.20 phạm nhân trốn thoát kiangồi tù vớinhiềutội danh khác nhau.
Cảnh sátPhilippines cho biết đang điều tra vìsao cácnhân viên an ninh nhà tù lạikhông kháng cự lại bọntấn công và tại sao an ninh nhà tù không được tăng cường khi có nhóm nghi phạm có độ nguy hiểm cao được đưa đến đây.
Vụ cướp ngục ngày 27.8 là vụ tấn công nhà tù có hệ thống an ninh kém và giảicứu nhiều phạmnhân mới nhất ở Philippines. Năm 2009, một lực lượng gồm 100 kẻvũ trang đã tấn công vào một nhà tù tại đảo Basilan. 31 phạmnhân đàothoát, trong đó có nhiều tay súngdu kích Hồi giáo.
Nhóm Maute là một trong những lực lượng phiến quân Hồi giáo cực đoan ở vùng Mindanao, quê hương của nhóm thiểu số theo đạo Hồi tại Philippines. Nhóm này đã tiến hành nhiều vụ bắt cóc và đánh bom. Chúngđã tuyên thệtrung thành với tổ chứcNhà nước Hồi giáo (IS).
Vào tháng 2, chúngtấn công một căn cứ quân đội tại thị trấn Butig ở Mindanao. Cuộc giao tranh kéo dài cả tuần, gâynhiều thương vong. Hàng ngàn người phải rời bỏ nhà cửa khi quân đội đưa trực thăng đến tấn công nhóm phiến quân.Quân đội cho biết trong giao tranh tại Butig, nhóm Maute đã mang lá cờ đen biểu tượng của IS. Nhiều khăn buộc đầu có in phù hiệu của IS cũng được tìm thấy tại căn cứ của lực lượng này.
Quân đội Philippines phát hiện nhiều khăn buộc đầu có in phù hiệu của IS
tại căn cứ của phiến quân Maute - Ảnh: South China Morning Post
Miền Nam Philippines đã bị chìm đắmtrong cuộc nổi dậy đòi ly khai của lực lượng Hồi giáo trong hơn 4 thập niênqua. Xung đột kéo dài đã làmhơn 120.000 người thiệt mạng.
Tổng thống Rodrigo Duterte đã chotiến hành nhiều cuộc đàm phán hòa bình với các nhóm phiến quân Hồi giáo lớn, được thành lập từlâu như Mặt trận Giải phóng quốc gia Moro và Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro.
Các thỏa thuận ngừng bắn được ký kếtgiữa chính phủ và các nhóm này vẫn còn hiệu lực.Tuy nhiên, các nhóm phiến quân quy mô nhỏ hơn như Maute hay Abu Sayyaf không tham gia đàm phánngừng bắn và cũng không phải là một phần trong tiến trình hòa bình.
Cẩm Bình (theo Inquirer)