Ngành du lịch đầu tư thế này thì hấp dẫn du khách quốc tế thế nào?
Du lịch - Ngày đăng : 06:40, 17/08/2016
Các cơ quan trong ngành du lịch Việt Nam liên tục đánh tiếng về việc phát triển du lịch và tăng đầu tư để quảng bá hình ảnh Việt Nam như một điểm đến cho du lịch thế giới. Nhưng ngay cả khi họ tăng đầu tư thì vẫn còn là quá ít so với các đối thủ trong khu vực.
Theo Forbes, mỗi năm trước đây, ngành du lịch Việt Nam chỉ dành khoảng 2 triệu USD cho quảng bá hình ảnh và xúc tiến du lịch. Con số này chỉ bằng 1 phần 50 so với Thái Lan, Singapore hay Malaysia. Vừa qua, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đã đề xuất tăng ngân sách lên khoảng 5,25 triệu USD để phục vụ cho việc quảng bá, xúc tiến du lịch. Họ cũng đề xuất thiết lập một quỹ xúc tiến du lịch với vốn đầu tư khoảng 13 triệu USD.
Nhưng như thế vẫn là ít cho các tham vọng du lịch mà Việt Nam hướng đến. Việt Nam trong năm 2015 đã có 7,9 triệu lượt khách đến, giúp đạt doanh thu 15,1 tỉ USD, đóng góp 10% GDP. Và Việt Nam đang hướng tới con số du khách tăng gấp đôi trong năm 2020. Khi đó thì doanh thu sẽ tăng lên gấp đôi và du lịch sẽ mang về tỷ trọng GDP cao hơn nữa trong nền kinh tế Việt Nam.
Ảnh chụp màn hình kênh Youtube được cho là của Tổng cục du lịch Việt Nam
Tương lai được hướng tới thì đẹp nhưng các bước chuẩn bị thì chẳng đẹp như thế. Du khách hiện giờ có thói quen tìm hiểu qua mạng điểm đến trước khi trải nghiệm. Forbes nêu ra thông tin đáng buồn là tính đến thời điểm giữa tháng 8, trên kênh Youtube của Tổng cục Du lịch, clip quảng bá phiên bản tiếng Anh mới được xem 112 lần, phiên bản tiếng Nhật 59 lượt xem và phiên bản tiếng Trung có 38 lượt xem. Các clip trên trang Youtube kênh tiếng Việt thì cũng khá nghèo nàn và chỉ 277 lượt xem.
Theo tìm hiểu của người viết thì trên kênhYoutube có cả clip quảng bá phiên bản tiếng Hàn quốc và tiếng Nga cũng lèo tèo vài chục người xem. Clip cho mục tin tức, sự kiện thì phong phú cập nhật tốt hơn với chủ yếu là clip hội thảo.Cũng theo tìm hiểu thìtrên Youtube lúc này,chỉcó 1 trangnhận là của Tổng cục du lịch Việt Nam mà Forbes đã nêuvà không còn kênh nào khác. Như vậy, chỉ có 2 trường hợp: một làTổng cục du lịch Việt Nam không có kênh quảng bá trên Youtube và hai là kênh quảng bá lèo tèo người xem kể trên. Dù là trường hợp nào thì việc quảng bá trên Youtube - kênh clip hàng đầu thế giới của Tổng cục cũng thất bại.Người nước ngoài thường xem và chia sẻYoutube rất nhiều, vậy mà không hiểu quảng bá thế nào màtừ cuối2014 (thời điểm tạo kênh) đến giờ mới có vài chục lượt xem.
Vấn đề đáng lo nữa cho quảng bá du lịch Việt Nam chính là những người đã đến rồi ra đi. Thay vì chia sẻ những cảm nhận tốt đẹp thì họ sẽ nói về cảm nhận không mấy dễ chịu về nơi đã đến. Theo thống kê của ngànhdu lịch được Forbes trích dẫn, hơn 70% khách quốc tế đến Việt Nam một đi không trở lại. Câu chuyệnvề an ninh, ùn tắc và tai nạn giao thông, ô nhiễm, dịch vụ và cơ sở vật chất kém là các vấn đề của du lịch Việt Nam. Muốn du lịch thành thế mạnh, Việt Nam cần quảng bá tốt và quan trọng là phảitự làm tốt mình.
Anh Tú