Lãnh đạo cấp cao Trung Quốc họp kín, bàn chuyện thay đổi nhân sự
Quốc tế - Ngày đăng : 16:47, 07/08/2016
Tân Hoa Xã cùng ngày 6.8 đưa tin Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Lưu Vân Sơn đã gặp 56nhà nghiên cứu vàhọc giả ở Bắc Đới Hà (khu nghỉ dưỡng dành riêng cho cán bộ cấp cao, ở tỉnh Hà Bắc).
Phó thủ tướng Mã Khải và Trưởng ban Tổ chức Trung ương Triệu Nhạc Tế cũng đến dự cuộc họp kín hằng năm này.
Nhiều nhân vật cấp cao của đảng và quân đội đã đến Bắc Đới Hà từhôm 5.8.An ninh được thắt chặt ở khu vực xung quanh khu nghỉ dưỡng, có cảcông an mặc thường phục và tàu hải cảnh túc trực ngoài biển.
Xe cộcủa ngườidân đã bị hạn chế đi lại gầnBắc Đới Hà cho đến hết tháng 7.Vị trí cụ thểdiễn racuộc họp kín không được công bố, nhưng nguồn tin thân cận của hãng tin CNBC (Mỹ) nói cuộc họp sẽ diễn ratrong 4-5 tòa biệt thự ở khuBắc Đới Hà.
Nội bộ đảng nhiềusục sôi bất mãn
Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn thay đổi hàng ngũlãnh đạo ở mỗi kỳ đại hội đảng (5 năm tổ chức một lần).Năm 2017 sẽ diễn ra đại hội đảng và theo quyđịnh, tất cả các nhàlãnh đạo từ 68 tuổi trở lên đều nghỉhưu kểtừ mùa thu 2017. Có 5 trong số7 ủy viên thường vụ Bộ Chính trịsẽ được thay thế.
Nikkei Asian Review dẫn nguồn tin thân cận các thành viên chủ chốt cho biếtđang có bất mãn trong nội bộ đảngCộng sản Trung Quốc và chưa rõ Chủ tịch Tập Cận Bình có thể đưa được người của ông vào Bộ Chính trị hay không.
Từ khi trở thành tổng bí thư hồi cuối năm 2012, ông Tập đã củng cố quyền lực bằng cách xử lýkỷ luật nhiềucán bộ thân cận với cựu Tổng bí thư -Chủ tịch Giang Trạch Dân, theo Nikkei Asian Review.
Ngoài ra, ông Tập duy trì một mức độ hợp tác với cácđảng viên xuất thân từ Đoàn Thanh niên cộng sản như Thủ tướng Lý Khắc Cường và cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Nhưng mối quan hệ này đã trở nên lạnh nhạtsau khi ông Tập kỷ luật các cán bộ xuất thân từ Đoàn Thanh niên.
Cuộc họp kín diễn ra vào lúc có tin đồn căng thẳng gia tăng giữa ông Tập với Thủ tướng Lý Khắc Cường, người lãnh nhiệm vụ chỉ huy thực hiện các chính sách và giám sát chính phủ.
Hồi cuối tháng 6, Bộ Chính trị đã ra các quy định kỷ luật mới đối với đảng viên, sẽ xử lý cáccán bộ không đượcnhân dân không tin tưởng hoặc làm mất uy tín chính trị của đảng. Quyđịnh này tạo điều kiện cho ông Tập có thêm quyền trong chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ diệt ruồi” của ông.
Kinh tế Trung Quốc lao dốc và phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng tài (khẳng định “đường 9 đoạn” của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý) càng khiến “Giang phái” và các cán bộ xuất thân từ Đoàn Thanh niênsôi sục phê phán đường lối của ông Tập.
Ông Tập đãphản ứng bằng cách siết chặtkỷ luật trong đảng.
Hôm 2.8, Văn phòng Trung ương đảng đã công bốkế hoạch tăng cường vai trò kiểm soát của đảng đối với Đoàn Thanh niênnhân danh tinh thần đoàn kết vững mạnh. Cuộc cải tổ này cũng yêu cầu toàn thể đoàn viên thực hiện nghiêm chỉnhcác đường lối chính trị của ông Tập.
Theo một nguồn tin am hiểu thời sựnói vớiNikkei Asian Review, có lẽphần gây sốc của kế hoạch trên là “thu hẹp” ảnh hưởng của đoàn nhằm không cho các cán bộđoàn được cơ cấu nhanh vào nhữngvị trí lãnh đạo trong đảng,
Nhiều người cho rằng kế hoạch được công bố ngay trước kỳ họp kín ở Bắc Đới Hànhằm ngănchặn tầm ảnh hưởng của các cựu cán bộđoàn.
Chủ tịchTập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường - Ảnh:Wall Street Journal
Nhân vật nào sẽ kếnhiệm khi ông Tập?
Theo CNBC, cuộc họp kín ở Bắc Đới Hà có thể định hình dànlãnh đạo tương lai của Trung Quốc vào lúc các nhà quan sát nói đang có căng thẳng ở cấp lãnh đạo cao nhất tại Bắc Kinh.
Ông Tập sẽ chủ trì cuộc họp kín vàsẽ không có ngay quyết định về nhàlãnh đạo tương lai, nhưng cuộc họp được kỳ vọng sẽ khởi động việc các lãnh đạo cấp cao bàn bạc về công tácnhân sự.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc từ chối trả lời đề nghị bình luận của CNBC.
Các nhà quan sát sẽ theo dõi kỹ những gì xảy ra sau cuộc họp kín để phân tích những gì đã được bàn luận tại Bắc Đới Hà và tác động tớiđại hội đảng.
Ông Tập sẽ kết thúc nhiệm kỳ 5 năm thứ nhất vào tháng 10.2017. Đó là lý do các chuyên gia nói đếnsự thay đổi lãnh đạo và đường lối chính trị sẽ được đưa trongcuộc họp kín.
Họp kín bàn cảchuyện cải tổ kinh tế
Hiện chưa có tín hiệu rõ ràng nào về thế hệ lãnh đạo kế tiếp ở Bắc Kinh. Nhưng dư luận cho rằng sẽ cóthay đổi nhân sự lãnh đạo.
Thay đổi này có thểtác động đáng kể đến đường lối kinh tế của Trung Quốc cùng cách thứcnước này nắm vấn đề quốc phòng khiTrung Quốc tiếp tục giữquan điểm cứng rắn về tranh chấp Biển Đông.
Trung Quốc đã lên kế hoạch cùng Nga tập trận hải quân chung trên Biển Đông vào tháng 9 tới để thách thức phán quyết của Tòa Trọng tài.
Dù vậy, điều quan trọng hơn về lâu dài là chính sách kinh tế của Trung Quốc cũng sẽ được bàn ở Bắc Đới Hà.
Ông James Keith, cựu Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Trung Quốcvà là Giám đốc Vụ Trung Quốc ở Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, nói:“Tôi cho rằng trong năm nay, mối bận tâm chung của Trung Quốc là quản lý công tácchuyển đổi kinh tế, nhất là khi tỷlệ tăng trưởng chậm và chuyển từ nền kinh tế dựa vào đầu tư và sản xuất thừa sangnền kinh tế thị trường, chất lượng tăng trưởng”.
Các nhà chiến lược đã chỉ ra việc gần đâyTrung Quốc thay đổi các mục tiêu trọng tâmbằng cách chú trọng ổn định kinh tế vàvạch ra đường hướng cải tổ kinh tế dài hơi.
Ông Hung Tran, Tổng giám đốc Viện Tài chính quốc tế (Mỹ) nói: “Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, rất đáng quan tâm đếncuộc họp Bắc Đới Hà và cácthông báo về việc Trung Quốc cam kết cải tổ, nhất là giải quyết các vấn đề sản xuất thừa ở nhiều lĩnh vực kinh tế và nợ công cao. Giải quyết các vấn đề này sẽ giúp Trung Quốc tái cân bằng kinh tế và tiến lên trên con đường bền vững hơn”.
Trung Trực (theo Nikkei Asian Review, CNBC)