Ca sĩ Randy và những bước chân cô đơn tìm tình mẹ
Văn hóa - Ngày đăng : 08:01, 14/08/2016
Tuổi thơ dữ dội
Với màu da và ngoại hình của Randy,ai cũng có thể nghĩ rằng anh là người Mỹ gốc Phi. Thế nhưng bản thân Randy chưa từng biết cha mình là ai, ở đâu vàmặt mũi thế nào? Điều an ủi cho Randy khi anh có mẹ là người Việt Namnhưng đó lạilà một ký ức buồn. Từ lúc Randy vừa tròn một tháng tuổi, có lẽ vì hoàn cảnh đặc biệt nào đó, bà đã lặng lẽ đưa anh vào cô nhi viện Thánh Tâm tại Đà Nẵng. Tại đây, anh được các soeur nhận nuôi dưỡng bảo bọc. Chân dung của mẹ chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của anh. Kỷ niệm mà Randy trân trọng nhất về mẹ chính là cái tên Trần Quốc Tuấn, một cái tên rất thuần Việt mà bà để lại cho anh trước khi rời xa…
Trong ký ức về một thời thơ ấu, Randy vẫn nhớ như in hình ảnh khác biệt của mình giữa những đứa trẻ Việt khác. Thằng bé Tuấn với mái đầu xoắn tít và màu da đen thui luôn đề tài đàm tiếu của những đứa trẻ và đôi khi của cảngười lớn. Sự kỳ thị con lai trong suy nghĩ một số người Việt thời điểm đó đã đẩy một đứa trẻ mồ côi tên Trần Quốc Tuấn vào tận cùng nỗi đau khổ và cô đơn. Vì lẽ đó, cậu bé Tuấn sống thu mình trong chiếc vỏ ốc đơn độc. Mỗi khi đi ngang một đám đông, nhìn ánh mắt giễu cợt của người khác Tuấnchỉ muốn cắm đầu chạy thật nhanh. Tuấn khát khao tình cha, tình mẹ. Niềm khát khao được yêu thương che chở trong vòng tay của cha mẹ đêm đêm lại theo anh vào trong những giấc mơ.
Thế rồi niềm khát khao tưởng chừng như vô vọng ấy đã trở thành sự thật. Bỗng một ngày anh nhận được tin vui, có một phụ nữ tại Quảng Nam nhận anh về làm con nuôi. Ngay lúc này, cậu bé lai Trần Quốc Tuấn tưởng rằng cuộc đời mình đã sang trang. Thế nhưng người mẹ nuôi xem anh như một người làm công trong nhà. Anh phải chăn trâu, chăn bò, làm ruộng, cắt cỏ quần quật suốt ngày. Ngược lại, hễ anhsai sót nhỏ sẽ bị mẹ nuôi đánh đập, la mắng thậm tệ. Hình ảnh người mẹ nhân từ, bao dung sụp đổ trong lòng anh. Nỗi cô đơn càng thêmchất chồng.
Năm 15 tuổi, Trần Quốc Tuấn lại bị chính người mẹ nuôi của mình báncho một gia đình gốc Hoa ở Quảng Nam. Lần này, anh nghĩ rằng nỗi bất hạnh đã đeo bám số phận mình cũng lâu, chắc đã đến lúc cuộc đời anh được thay đổi. Thế nhưng anh đã lầm. Chẳng có tình thương nào ở đây cả. Gia đình này mua anh về với một tính toán lợi dụng nhằm tìmcơ hội xuất cảnh sang Mỹ theo dạng con lai.
Vượt qua nỗi buồn bằngtiếng hát
Trong những tháng ngày tuổi thơ bất hạnh ấy, niềm an ủi duy nhất có thể xoa dịu những tổn thương của cậu bé lai Trần Quốc Tuấn chính là âm nhạc. Dù chỉ học lớp ba, nhưng khả năng cảm thụ âm nhạc của anh rất tốt. Chỉ cần nghe ca sĩhát qua radio vài lần làanh thuộc lòng và hát lại bằng chất giọng truyền cảm và buồn mênh mang. Tiếng hát buồn ấy chính là nỗi lòng của đứa trẻ sống trong bất hạnh.
Randy hát bất cứ lúc nào có thể hát được. Hát trong lúc đi chăn trâu, hát trong khi cắt cỏ. Hát khi có những nỗi niềm không thể nói ra được. Thế rồi giọng hát của Randy cũng được người dân địa phương phát hiện và đón nhận. Họ truyền nhau từ vùng này đến vùng kia rằng ở đócó một thằng bé lai hát rất hay. Từ đó tiếng hát của anh được “nổi tiếng” khắp vùng. Mỗi khi người dân ở địa phương có đám cưới, đám hỏi hoặc lễ tiệc gì vui, họ lại mời cậu bé Tuấn đến góp vui văn nghệ.
Người nhà quê ai cũng nghèo nên người ta chỉ trả công anh bằng những món ăn trong bữa tiệc. Đó là những món ăn hằng ngày anh mơ cũng không thấy. Tuy nhiên, điều khiến anh hạnh phúc là được thả cảm xúc của mình trong tiếng hát, anh thấy cuộc đời đáng sống vì được mọi người xung quanh trân trọng và chào đón. Đó là thứ anh thiếu và khát khao tìm kiếm. Cũng nhờ năng khiếu ca hát bẩm sinh này mà cuộc đời anh sau này hoàn toàn thay đổi.
Năm 1990, Trần Quốc Tuấn bước sang tuổi 18, anh cùng gia đình cha mẹ nuôi gốc người Hoa đi định cư tại Mỹ. Gia đình cha mẹ nuôi thừa hiểu rằngnếu như không có anh họ không bao giờ có thể đặt chân đếnMỹ. Thế nhưng anh lại bị chính gia đình đối xử thiếu công bằng. Với họ anh mãi mãi vẫn là một người ngoài. Sự đối xử khác biệtgiữa con ruột và con nuôi đã tạo cho Randy tổn thương rất lớn.
Hai năm đầu tiên sống ở Mỹ, anh đã nỗ lực hết mình để sống, vừa học tiếng Anh vừa đi bỏ báo, cắt cỏ để kiếm thêm thu nhập. Tình cảm gia đình dần dần lạc lõng và xa cách,ít lâu sau anh quyết định dọn ra ngoài ở một mình. Lúc này, mọi cố gắng tìm ra tông tích người cha ruột của anh cũng trở nên vô vọng.
Một bước ngoặc lớn đã đến với Randy vào năm 1992. Thời điểm này trung tâm âm nhạc Hải Âu tại Mỹ đang tổ chức cuộc thi ca hát. Có được thông tin, Trần Quôc Tuấn đã tự đặt cho mình tên Mỹ là Randy vàđăng ký dự thi. Cũng từ đó cái tên Randy trở thànhnghệ danh của anh đến ngày hôm nay. May mắn cho Randy, tại cuộc thi này anh đã đoạt giải nhất. Nhận thấy tiếng hát ở tông trầm rất đặc biệt và man mác buồn của Randy rất phù hợp với chất giọng của nữ ca sỹ Mỹ Huyền, trung tâm Hải Âu đã kết hợp hai giọng ca này lại thành một cặp song ca vàng chuyên hát và thu âm những tình khúc bolero quen thuộc với khán thính giả hải ngoại và trong nước. Tiếng hát của Randy và Mỹ Huyền đã được khán giả đón nhận nồng nhiệt. Từ vận may đó, Randy đã chính thức trở thành một ca sĩtrẻ đầy triển vọng.
Một thời gian ngắn sau đó Randy đã chính thức ghi tên mình vào hạng ngôi sao ca nhạc khi anh trình bày thành công ca khúc Nó của nhạc sĩ Anh Bằng với cách thể hiện rất lạ, mang dấu ấn rất Randy.Tên của anh được lan rộng từ hải ngoại cho đến trong nước sau khi anh trình diễn bài Nó vào thập niên 1992. Nghe bài hát này nhiều khán thính giả ngỡ rằng nhạc sĩAnh Bằng đã sáng tác riêng cho Randy nhằm để miêu tả lại cuộc đời buồn bã của chính anh. Kỳ thực ông viết Nó từ những năm trước khi Randy trở thành ca sĩ, thế nhưng, nội dung bài hát ngẫu nhiên trùng hợp với cuộc đời đầy bi kịch và mất mát của ca sĩ mang hai dòng máu Việt – Mỹ.
Hơn 40 tuổi đời vẫn khát khao tình mẹ
Sự nổi tiếng mang đến cho Randy tiền tài lẫn sự săn đón. Tuy nhiên, sâu thẳm trong tâm hồn mình, anh nhận ra anh rất khát khao tình cảm của cha mẹ. Chính vì không có cha mẹ bên cạnh nên Randy rơi vào trạng thái mất thăng bằng. Tiền bạc đã làm Randy thay đổi rất nhiều. Anh bắt đầu tiêu xài hoang phí, và lao vào những cuộc chơi. Anh thành hôn với người vợ đầu tiên và tiếng gọi tình yêu khiến anh dần rờixa sân khấu. Đó là lý do mà Randy đang nổi như cồnbỗng dưng mất tích. Sống với vợ được 2 năm, có được một con trai thì vợ chồng anh ly dị. Hôn nhân hợp pháp duy nhất trong đời anh nhanh chóng tan vỡ.
It lâu sau, Randy có người vợ thứ hai nhưng không hôn thú. Họ có với nhau một con trai và lại chia tay. Anh đến với người vợ thứ ba cũng không hôn thú, có với nhau được một con gái thì hai người đường ai nấy đi. Sau khi hôn nhân thứ ba tan vỡ, Randy thường xuyên về Việt Nam. Lúc đầu là tìm về nguồn cội. Sau này thì anh chính thức trình diễn tại các show ca nhạc trong nước. Môi trường mới đã cho anh cơ hội gặp gỡ người vợ hiện tại ởSài Gònvà họ đang rất hạnh phúc bên nhau.
Nói về sự trắc trở tình cảm của mình, Randy chia sẻ: “Là một đứa trẻ mồ côi, tôi hiểu được những đứa trẻ cần hơi ấm của cha lẫn mẹ. Tôi rất muốn ở bên cạnh con mình, nhưng tình yêu là thứ không thể miễn cưỡng. Khi cả hai không còn tình cảm thì cách tốt nhất là đường ai nấy đi. May mắn cho tôi là các con đều được sinh ra và lớn lên tại các nước phương Tây, nơi màtrẻ em có tư duy rất độc lập. Chúng không quá dựa dẫm vào cha mẹ. Tôi thường xuyên trò chuyện để hiểu các con. Tôi cũng có trách nhiệm chu cấp về vật chấtnhưng tôi không ở gần các con. Đó là vì hoàn cảnh sống và cũng vì tôi muốn các con phải đứng vững trên đôi chân của mình”.
Dù vậy, với bản thân mình Randy không vượt qua được mặc cảm mồ côi. Anh khao khát tình mẹ, vì vậyanh sáng tác rất nhiều nhạc phẩm hay về tình mẹ như: Mẹ, Xuân này bên mẹ, Ơn nghĩa sinh thành...Đây là những bài để hát ca ngợi tình mẫu tử với ca từ giàu cảm xúc, khiến người nghe cảm thấy nao lòng. Hình ảnh người mẹ trong nhạc phẩm của Randy rất đẹp nhưng tất cả chỉ đến từ trí tưởng tượng của anh.
Thời gian sau này, Randy thường xuyên ở Việt Nam, tuy quỹ thời gian rất ít nhưng lần nào anh cũng tranh thủ về thăm Quảng Nam và Đà Nẵng. Có thể chính nơi đó anh tìm lại được tuổi thơ đã mất của mình. Có thể đâu đó trên một con đường, một góc phố nơi ngày xưa in dấu chân của mẹ ruộtanh đã từng đi qua. Và biết đâu trong sự may rủi tình cờ nào đó anh được gặp lại chính người mẹ ruột mà anh vẫn khát khao tìm được.
Mỗi khi trở lại Sài Gòn anh lại trải lòng mình qua các ca khúc buồn man mác. Tuy buồn như thế nhưng tiếng hát của anh luôn được đón nhận mọi lúc mọi nơi. Dù đó là không gian sang trọng của phòng tràhay dân dã đồng quê như khi anh theo đoàn đến với miền Tây, miền Trung và miền Bắc.Có lẽ những tình cảm đó phần nào an ủi những nỗi buồn trong trái tim của chàng ca sĩ mang hai dòng máu Mỹ - Việt này.
Nguyễn Huy