Trung Quốc vung tiền 'mua chuộc' Zimbabwe
Quốc tế - Ngày đăng : 20:17, 05/08/2016
Hồi tháng 6, thông tấn xã Zimbabwe đưa tindự án xây tòa nhà quốc hội mới đã được trình lên Tổng thống Robert Mugabe. Tòa nhà quốc hội hiện nay quá nhỏ, không đủ chỗ cho hơn 210 nghị sĩ.
Giới truyền thông Zimbabwe đưa tin các quan chức Trung Quốc đãhứa tặng 46 triệu USD để Zimbabwe xây tòa nhà quốc hội mớitrên một cánh đồng ởngoại ô thủ đô Harare.
Tại Zimbabwe, chính phủ củaTổng thống Robert Mugabe đangmất uy tín nặng nềvới người dân. Ôngđang đối mặt với làn sóngphản đối mạnhnhất từ sau cuộc bầu cử đầy tranh cãi. Do đó,các đối tác Trung Quốc cũng bị mất uy tín.
Các chính khách đối lập ở Zimbabweđã cáo buộc Trung Quốc “hôi” tài nguyên Zimbabwe, “chống lưng” cho chế độ đàn áp chính trị, đồng thờikêu gọi phải trục xuất tất cả người Trung Quốc khỏi Zimbabwe.
Bài bản ngoại giao xưa cũ của Trung Quốc là giúp chính phủ các nướcchâu Phi xây dựngtrụ sở công quyền hoành tráng và tốn rất nhiều tiền để chúng trở thành “biểu tượng quốc gia".
Trong những năm đầu Trung Quốc hướng qua châu Phi, việc giúp tiền xây trụ sở công quyền là một cách dễ làm để Bắc Kinh làm thân với đối tác ngoại giao mới.Theo các nhà nghiên cứu, cách làm ngoại giao này vẫn được áp dụng “thể theo yêu cầu” của cácnguyên thủ quốc gia châu Phi.
Trung Quốc đã tặng 25 triệu USD để xây tháp đôi ở thủ đô Kampala Uganda) năm 2011. Nay hai tháp này là văn phòng tổng thống và phó tổng thống Uganda.
Các dự án khác gồm cải tạo trụ sở quốc hội Sierra Leone, nâng cấp tổ hợp văn phòng chính phủ Zambia cùng các căn cứ không quân nước này, phủ tổng thống Mozambique, nhà hát quốc gia của Ghana cùng nhiều sân vận động trên toàn châu Phi.
Trong khi các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Phi do Trung Quốc cấp tiền (thường là cho vay), nhiều trụ sở công quyền chính là quà tặng của Bắc Kinh. Chúng đãtrở thành ví dụ hiếm hoi về sự giúp đỡ của Trung Quốc.
Ví dụ trụ sở Liên minh châu Phi cao 100m (dự án trị giá 200 triệu USD) được khánh thành ở Addis Ababa (Ethiopia) năm 2012 là quà tặng của Trung Quốc cho châu Phi.
Trung Quốc cũng đã bỏ tiềnxây dựngtrụ sở Bộ Ngoại giao Rwanda, một trong số ít sự giúp đỡ vào thời điểm nỗ lực tái thiết sau cuộcnội chiến Rwanda năm 1994.
Trung Trực (theo Quartz)