Nếu viết về phòng trà Tự Do mà chỉ nói đến Khánh Ly và Lệ Thu thì đúng nhưng chưa đủ, bởi ở đây còn những giọng ca trẻ có khán giả riêng của mình.

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Tuấn Ngọc, chàng ca sĩ riêng một góc trời

Tiểu Vũ | 03/11/2016, 19:21

Nếu viết về phòng trà Tự Do mà chỉ nói đến Khánh Ly và Lệ Thu thì đúng nhưng chưa đủ, bởi ở đây còn những giọng ca trẻ có khán giả riêng của mình.

Một bài trên báo Kịch Ảnh cách đây hơn 45 năm đã viết về Tuấn Ngọc như sau: “Tiếng hát làm ngây ngất người nghe từ đàn ông, đàn bà, người Việt Nam hay ngoại quốc... đều mê tiếng hát của Tuấn Ngọc”.

Tuấn Ngọc tên thật Lữ Anh Tuấn, sinh năm 1947 tại Đà Lạt, là con thứ trong một gia đình nghệ sĩ. Bố là nghệ sĩ Lữ Liên của ban AVT, chị là Bích Chiêu. Các em như Khánh Hà, Thúy Anh, Anh Tú đều ở trong ban nhạc Blue Jets hằng đêm hát ở phòng trà Tự Do. Tuấn Ngọc chập chững đến với ca nhạc từ năm 1952 trong ban ca nhạc thiếu nhi Đà Lạt. Sau đó, anh theo bố về Sài Gòn, có mặt trong ban thiếu nhi Đài phát thanh Sài Gòn dưới sự hướng dẫn của bố.

Khi Sài Gòn có phong trào thành lập những ban kích động nhạc chơi trong những club Mỹ, Tuấn Ngọc tuần tự hợp tác với những ban nhạc The Black Caps, Blue Jays, The Strawberry Four, The Revolution. Sau nhiều năm hợp tan, tan hợp, anh quyết định hát độc lập, không thành lập ban nhạc nữa.

Đến bây giờ, có lẽ Tuấn Ngọc nhận thấy đây là một quyết định đúng của mình. Lúc đi diễn chung với Billy Shane, Đức Huy, Tùng Giang trong The Strawberry Four, Tuấn Ngọc là một gương mặt... "chìm lỉm". Billy Shane với gương mặt giống người nước ngoài, ngộ nghĩnh hay giữ giọng hát chính, Tùng Giang sôi nổi rộn ràng với những màn solo trống cùng những nhịp điệu và sắc thái mới mẻ, Đức Huy thì trắng trẻo, đẹp trai còn Tuấn Ngọc chẳng có sắc thái gì nổi bật...

Ca sĩ Ngọc Anh

Có dịp gặp danh ca này tại một quán cà phê ở TP.HCM, anh bộc bạch về quan niệm ca hát của mình: “Tôi thích nhất một câu nói của người Mỹ là Be yourself - hãy là chính anh. Trong nghệ thuật haytrong lĩnh vực nào cũng vậy, hãy là chính mình. Nếu anh ra đời saumà không tìm được cách để “là chính mình” thì anh không thành công được”.

Việc rời khỏi các ban nhạc đểđứng một mình, theo anh cũng có sự may mắn. Anh nói: “May mắn là lúc đó không có ai hát kiểu như tôi nên mới có Tuấn Ngọc ngày nay và bây giờ cũng vậy, không ai hát như tôi. Nếu một số ca sĩ trẻ bây giờ, có tài, hát giống tôi chắc tôi đi đứt”. Ký giả Quỳnh Như trong báo Kịch Ảnh đã nhận định về sự “may mắn” của anh như sau: “Tuấn Ngọc thường hát nhạc ngoại quốc, với cái giọng đặc biệt đàn ông mà một vài người gọi là Jack Jones”. Nghe lại “mặt bằng” các ca sĩ nam hát nhạc ngoại quốc lúc ấy, quả là Tuấn Ngọc có một giọng hát rất lạ.

Tuấn Ngọc kể cho chúng tôi nghe khi bắt đầu tập hát riêng, mỗi bài anh phải tập hát theo băng nhạc nước ngoài, rồi thu băng lại để nghe: “Trời ơi, sao mà tôi hát dở tệ, chịu không nổi. Rồi tôi tập hát lại, nghe lại đến khi nào tôi có cảm giác rằng nghe được mới thôi...”.

Anh luyện tập suốt ngày với máy Akai, nghe và hát, hát rồi lại nghe. Sự kiên nhẫn của anh đã được đền đáp bằng một giọng ca “đam mê, khắc khoải, êm đềm, nồng nàn, mời gọi”. Một bài viết trên báo Kịch Ảnh đã ca ngợi chàng ca sĩ 25 tuổi: “Trên sân khấu, sự xuất hiện của Tuấn Ngọc bao giờ cũng đẹp và như có một cái gì trang trọng”.

Tuy nhiên, vào những năm đó, Tuấn Ngọc lại dính vào xì căng đan cùng với Đức Huy đánh Trường Kỳ tại nhà Jo Marcel khi “vua nhạc trẻ” này viết bài phê bình ban nhạc của họ...

Hai giọng ca nữ được ưa chuộng

Nhiều người không biết Khánh Ly có một cô em ruột cũng làca sĩ tên Ngọc Anh. Ngọc Anh không đi theo con đường hát nhạc trữ tình của chị, mà hướng theo con đường nhạc trẻ. Sau một năm hát ở phòng trà Tự Do, Ngọc Anh tiến bộ vượt bậc và thoát khỏi cái danh“em ruột của Khánh Ly” vàchuyên trình bày nhạc nước ngoài. Ngoài giọng ca, Ngọc Anh còn được yêu thích bởi có ngoại hình bắt mắt. Sau khi đi Mỹ hát cùng chị và Ngọc Minh, về Sài Gòn (năm 1971) Ngọc Anh biến mất khỏi phòng trà Tự Do vì “chồng không cho đi hát phòng trà nữa”. Các nữ ca sĩ phòng tràkhi lấy chồng thì coi như... xong!

Còn Uyên Phương bắt đầu con đường ca hát tại các club Mỹ ở các căn cứ Long Bình, Biên Hòa, sau đó “nhập tịch” vào phòng trà Tự Do để hát cho người Việt nghe, vì “hát cho tụi Mẽo nghe chán lắm”. Khi hát ở phòng trà dành cho dân Sài Gòn, giọng ca Uyên Phương như được chắp cánh và khán giả cảm tưởng giọng ca Uyên Phương phảng phất khuôn thước của giọng ca Bạch Yến những năm xưa.

Đang hát ngon trớn, Uyên Phương bỗng dính vào vụ xì căng đan với ông hoàng Ả Rập nào đó. Cô bỗng nhiên bỏ hát phòng trà và biến mất, đến năm 1971 mới quay trở lại và cũng vẫn hát cho Tự Do ngày cũ. Xuất hiện trên ti vi với bản nhạc Thung lũng hồng của Phạm Mạnh Cương, tiếng hát của Uyên Phương vẫn như thấm đượm một nỗi buồn của bầu trời mùa đông nào đó.

Lê Văn Nghĩa / Thanh Niên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Tuấn Ngọc, chàng ca sĩ riêng một góc trời