Được xây dựng từ thời Pháp, thương xá Tax được coi một phần 'di sản' của Sài Gòn, gắn liền với thành phố từ thủa sơ khai. Việc thương xá Tax được phá dỡ để xây dựng thành Trung tâm thương mại cũng tạo sự quan tâm nhiều chiều trong dư luận. Thương xá Tax có một vị trí đắc địa ở góc độ kinh doanh và cả trong phong thủy. Điều này đã được minh chứng qua 130 năm tồn tại và phát triển Tax. Thế nhưng, khi xây dựng thành TTTM, thì phong thủy thương xá Tax sẽ thay đổi như thế nào?
Thương xá Tax trước năm 2015 |
Điều thứ hai để tôi tin rằng thương xá Tax vẫn là biểu tượng vì nhìn lại lịch sử như bài viết trên Một Thế Giới “Thương xá Tax 130 năm nhìn lại” đăng ngày 19.8.2014, dù trải qua bao thăng trầm, nâng tầng, cải tạo chỉnh sửa so với nguyên bản từ năm 1924 đến nay, thì biểu tượng vẫn tồn tại và phát triển bền vững.
Điều thứ ba là chính tôi đã mục sở thị khảo sát phong thủy địa điểm này vì sự tò mò, hiếu kỳ của một người dân khi nghe tin tòa nhà sẽ được xây dựng lại. Với sự phát hiện khá bất ngờ về phong thủy của địa điểm này, tôi sẽ diễn giải bên dưới.
Sự chứng nghiệm phong thủy thương xá Tax
Sơ đồ vị trí Thương xá Tax từ ảnh vệ tinh Wikimapia |
Khởi đầu xây dựng 1921 – khai trương, đi vào sử dụng năm 1924 thuộc vận 4 (1924 – 1943), tòa nhà Grands Magasins Charner (Thương xá Tax hiện nay) có song tinh đáo hướng (Tây Bắc), toàn bàn tam ban. Thời kỳ này làm ăn khá tốt.
Nguyên bản (năm 1924) |
Sau khi nâng thêm tầng (năm 1942) |
Năm 1981, cửa hàng bách hóa thành phố ra đời |
Từ ngày 19.1.1998 (Thương hiệu: Thương xá Tax trở lại), cũng như sau ngày cải tạo, chỉnh trang lớn gần nhất khai trương lại 26.04.2003 đây là thời kỳ vận 7 (1984 – 2003) thương xá Tax khá phồn thịnh, vượng tinh đắc lệnh, vượng sơn vượng hướng, toàn bàn tam ban phụ mẫu.
Từ ngày 19.01.1998 (Thương hiệu: Thương xá Tax trở lại) |
Để vẫn là biểu tượng của người dân, trung tâm kinh tế của đất nước, Thương xá Tax cần tận dụng tối đa những lợi ích có được từ vị trí đắc địa này từ góc độ kinh doanh, thẩm mỹ kiến trúc, di sản văn hóa đến phong thủy học.
Với kinh nghiệm thiết kế của công ty Gensler (đơn vị thiết kế tòa tháp Shanghai 128 tầng, World Trade Centre,…), tôi có niềm tin các kiến trúc sư của họ sẽ kết hợp hoàn mỹ giữa hiện đại và bảo tồn di sản, việc này khá dễ dàng như tòa nhà Diamond Plaza gần nhà thờ Đức Bà, Dinh Thống Nhất trục đường Lê Duẩn đã thực hiện khá tốt (khối nhà thấp tầng và khối cao tầng). Nếu họ không làm được như yêu cầu của cơ quan quản lý sở tại thì thật đáng hổ thẹn với tên gọi Kiến trúc sư quốc tế.
Tòa nhà Diamond Plaza |
Nếu tòa nhà được khai sinh trong vận 8 (2004 – 2023) thì trạch vận, cách cục của Thương xá Tax (tương lai sẽ là Tax Plaza thì phải?) vẫn là cách cục vượng tinh đắc lệnh, quan trọng là họ có biết tận dụng, phối hợp lý khí với hình pháp, môi trường xung quanh để định cục và tận dụng tối đa ưu thế mà thiên nhiên đã ưu ái cho mảnh đất này. Cần phải hiểu rằng để hoàn mỹ, đảm bảo sự phát triển vững bền của Thương xá Tax, cần phải kết hợp đúng quy luật Thiên thời – Địa lợi và Nhân hòa, đây là vấn đề mà đơn vị quản lý tòa nhà cần xem xét. Họ cần quyết định hình dáng của tòa nhà để tận dụng hết các lợi thế vốn có của địa lợi này.
Là một công dân thành phố, với kinh nghiệm và kiến thức về kiến trúc, cũng như phong thủy học ứng dụng (cổ điển – hiện đại), tôi chia sẻ vài thiện ý để mong rằng việc bảo tồn di sản cũng như phát triển biểu tượng thương xá Tax luôn được song hành, góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao ý thức bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể của quốc gia.
Nhà phong thủy Quý Hải (Ảnh: Internet)