Mặc dù không giống như những lãnh tụ khác, quãng thời gian trai trẻ của Hoa Quốc Phong ra sao, không ai biết một cách tường tận, song, có một điều chắc chắn rằng, Hoa Quốc Phong không phải là kẻ “một đêm đổi đời”.

Phong thủy giúp Hoa Quốc Phong kế tục Mao Trạch Đông?

Một Thế Giới | 24/05/2014, 12:12

Mặc dù không giống như những lãnh tụ khác, quãng thời gian trai trẻ của Hoa Quốc Phong ra sao, không ai biết một cách tường tận, song, có một điều chắc chắn rằng, Hoa Quốc Phong không phải là kẻ “một đêm đổi đời”.

Sinh năm 1921, tới năm 1976, sau khi Mao Trạch Đông qua đời, ở tuổi mới 55, Hoa Quốc Phong được chỉ định làm người kế nhiệm Mao Trạch Đông làm Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Có điều, một người từ khi gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ là một bí thư huyện ủy nhỏ nhoi như Hoa Quốc Phong, có thể vượt lên rất nhiều nhân vật tai to mặt lớn khác để trở thành người kế tục của Mao Trạch Đông quả thực là điều không dễ dàng gì.

Thiên Sơn Cư sĩ, một thầy phong thủy từng phục vụ cho Vương Hồng Văn khẳng định rằng, một trong những nguyên nhân quan trọng giúp Hoa Quốc Phong bước lên đỉnh cao của quyền lực chính là phong thủy.

Thiên Sơn Cư sĩ kể rằng, vào thời kỳ Nhật chiếm đóng Trung Quốc, Sơn Tây vốn là căn cứ địa của quân Cộng sản Trung Quốc, một vùng nông thôn rộng lớn nằm trong quyền khống chế của Đảng Cộng sản. Lúc bấy giờ, Thiên Sơn cùng gia đình mình chạy tới Sơn Tây tránh nạn.

Tại đây, do không có việc gì làm, Thiên Sơn đã dành hết thời gian nghiên cứu phong thủy chẳng màng gì tới chuyện chính sự nữa. Lúc bấy giờ, rất nhiều nông dân trong vùng cho rằng, Thiên Sơn không chịu tận lực vị đất nước, coi ông ta như Hán gian, nhiều lần ngăn cản không cho phép ông ta vào từ đường của làng tế lễ.

Vào tiết Trùng dương năm Thiên Sơn 35 tuổi, để tỏ lòng hiếu kinh với tổ tiên, Thiên Sơn dậy sớm, tắm rửa lên từ đường làm lễ, tuy nhiên, những người trong thôn vẫn nhất định không cho ông ta vào.

Trong lúc giằng co, Thiên Sơn còn bị toán người canh giữ xô ngã xuống đất, đồ lễ bị đổ vương vãi hết xuống mặt đất. Đúng lúc đó, Thiên Sơn nghe có một giọng nói, quát những người trong thôn dừng tay.

Thiên Sơn cố nhịn đau, ngẩng mặt lên thì thấy người này là một ông lão khoảng 60, râu dài, sắc mặt hồng hào, quắc thước. Ông lão này chính là cha ruột của Hoa Quốc Phong.

Cha của Hoa Quốc Phong là cử nhân từ thời nhà Thanh vì thế, là người rất có uy tín trong thôn. Thường ngày, ngoại trừ việc dạy học cho con em trong làng, ông cũng là người được người dân trong thôn nhờ cậy việc này việc khác, chẳng hạn như đổi tên cho con, hòa giải chuyện vợ chồng bất hòa hay viết câu đối trong những dịp lễ tiết.

Hôm đó, đúng vào hôm cha của Hoa Quốc Phong đến để giúp gia đình họ Trần đổi tên cho cô con gái trên đường trở về đi qua từ đường của thôn, biết chuyện của Thiên Sơn không nhịn được sự bất bình mới lên tiếng giúp đỡ.

Người trong thôn lúc đầu rất ngạc nhiên, song sau một lúc thì bình tĩnh trở lại. Người thanh niên ban nãy đẩy ngã Thiên Sơn bước tới đỡ ông ta dậy, phủi đất bụi bám trên người ông.

Vì chuyện này, Thiên Sơn Cư sĩ rất cảm kích sự giúp đỡ của cha Hoa Quốc Phong. Cha của Hoa Quốc Phong cũng cho rằng, Thiên Sơn là người có lòng hiếu, vì vậy, ấn tượng về Thiên Sơn rất tốt. Về sau, cha của Hoa Quốc Phong thường xuyên mời Thiên Sơn Cư sĩ tới nhà mình nói chuyện.
phong thuy Trung Quoc
 Mao Trạch Đông và Hoa Quốc Phong - Ảnh Internet
Một lần, trong lúc nói chuyện, Thiên Sơn Cư sĩ biết rằng, cha của Hoa Quốc Phong có một đứa con trai đặt tên là Văn Uy, tuổi mới 21 nhưng đã có tài hơn hẳn người thường. Tuy nhiên, chẳng biết vì sao, lần nào cũng bị trượt khỏi cơ hội làm quan.
Chẳng hạn như năm 19 tuổi, Văn Uy có cơ hội trở thành thư ký của huyện Giao Thành. Không ngờ, những tưởng đã được lên chức thì cấp trên lại phái một người khác về thay. Chuyện này là cực kỳ hiếm thấy, ngay cả bản thân Văn Uy cũng cảm thấy kinh ngạc.

Nghe câu chuyện của Hoa Quốc Phong, biết rằng, dương trạch và âm trạch của nhà Hoa Quốc Phong có vấn đề bèn đề nghị cha của Hoa Quốc Phong nói qua cho mình nghe về thân thế gia đình. Cha của Hoa Quốc Phong nghe xong bèn dẫn Thiên Sơn Cư sĩ tới chỗ khu mộ tổ, lần lượt kể qua thân thế của gia đình mình.

Hóa ra nơi đặt mộ của nhà Hoa Quốc Phong cũng là do một  thầy phong thủy chọn lựa vì thế, vị thế vốn không tồi. Ban đầu, Thiên Sơn không thể nào nhìn ra được điểm không tốt của vị trí đặt mộ.

Nơi đây nằm ở ngoại thành của Giao Thành, trước mặt là những ruộng cao lương bát ngát, ngay phía trên là một mõm đá nhô ra, giống như một móng vuốt của rồng, phía sau là những dãy núi trùng trùng điệp điệp, cao gần như nhau, không có vẻ gì là chỗ cao chỗ thấp.

Thiên Sơn Cư sĩ quan sát đi quan sát lại nhiều lần song vẫn không hiểu vì sao vị thầy phong thủy trước lại đề nghị nhà họ Tô (Hoa Quốc Phong vốn tên thật là Tô Chú, là họ Tô chứ không phải họ Hoa) đặt mộ ở đây.

Vì thế, sau khi quan sát một hồi, Thiên Sơn đành phải ra về nghiên cứu thêm. Về tới nhà, Thiên Sơn nói với cha của Hoa Quốc Phong kể lại với mình những lời mà thầy phong thủy trước kia đã nói. Tuy nhiên, cha của Hoa Quốc Phong trước đây lại không hỏi gì cha ông của mình về việc này nên không hề biết gì.

Chỉ biết, trước khi qua đời, cha của ông nói lại rằng, nhà họ Tô có thể sẽ sinh ra quý nhân, tuy nhiên, phải dựa vào sự nỗ lực của chính mình, từng bước từng bước mà đi lên mới được chứ nhất định không được vội vàng, hy vọng “một đêm đổi đời”.

Ngày hôm sau, trời vừa sáng, Thiên Sơn lại một mình tìm tới chỗ khu mộ nhà họ Tô. Thiên Sơn đứng trên một mỏm núi cao hơn trăm mét nhìn xuống dưới. Mộ của nhà họ Tô nằm ở ngay đối diện với mỏm núi này. Do đứng ở vị trí cao nên Thiên Sơn có thể bao quát toàn bộ địa thế xung quanh khu mộ.

Chỉ thấy, ở phía đối diện với khu mộ là một con sông nhỏ chảy ngang, nước ông trong xanh, dòng chảy chậm rãi, tĩnh lặng. Bên bờ trái của sông là ruộng lúa bát ngát, song bên phải thì rất kỳ quái. Huyện Giao Thành của Sơn Tây vốn là nơi cây cối không nhiều.

Tuy nhiên, tại bờ phải sông thì có hai khoảnh rừng rất rộng, bị phân cách bởi một dãy núi. Vì thế, nhìn từ trên cao xuống, hai khu rừng và dãy núi trông giống như hình một con chuồn chuồn đang bay. Lẽ nào đây là nơi “chuồn chuồn uống nước?” Thiên Sơn Cư sĩ thốt lên, mừng thầm trong bụng.

Âm phúc của long mạch thuộc thế “Chuồn chuồn uống nước” không lớn, chỉ từng giọt từng giọt như mưa phùn nhưng lại bền vững. Vì thế, người được hưởng âm phúc này phải nỗ lực từ từ mới có hiệu quả.

Nếu như quá vội vàng thì có thể ảnh hưởng tới tương lai của mình, ngược lại thì con cháu có thể đầy đàn, ân phúc hưởng không hết. Tuy nhiên, hiện tại, nhà họ Tô vẫn chưa có được gì là do nơi đây đã phạm phải ngũ hành tương sinh tương khắc.

Sau khi khảo sát, Thiên Sơn đã tìm thấy nguyên nhân. Hóa ra, miệng của con chuồn chuồn không chạm tới nước của sông. Phía trước của ngôi mộ tuy có sông chảy qua tuy nhiên, do điều kiện địa lý, giữa sông và ngôi mộ có một dãy bãi hoa cương lớn khiến cây cối trên mặt đất không thể sinh sôi được, thành ra một chút “nước” cũng không có.

Sau khi cha của Hoa Quốc Phong biết chuyện, vội vàng hỏi Thiên Sơn cách bổ sung khuyết điểm của khu mộ. Thiên Sơn Cư sĩ nghĩ rất lâu, cuối cùng mới nói cha của Hoa Quốc Phong trông một ít cây vào bãi đá hoa cương ở giữa khu mộ và dòng sông, nếu như bị đá cản trở thì đào đá ra để rễ cây có thể ăn sâu xuống lòng đất lấy được nước là mọi chuyện có thể giải quyết.

Theo Thiên Sơn Cư sĩ thì cây có thể là vật trung gian giúp cho chuồn chuồn có thể có được nước. Mặc dù không uống trực tiếp được nước nhưng có thể lấy nước thông qua rễ cây và lá cây. Cách này vừa tránh việc đào mương dẫn nước làm hỏng địa thế phong thủy vốn có mà vẫn có được nước cho “con chuồn chuồn”, có thể nói là một cách “lưỡng toàn kỳ mỹ”.

Sau nhiều tháng làm việc, mọi việc đã được sắp xếp đâu vào đó. Lúc này, cha của Hoa Quốc Phong tin rằng, con trai của mình nhất định sẽ có ngày thăng quan tiến chức. Kết quả, vào năm 24 tuổi, Văn Uy chính thức trở thành bí thư huyện ủy huyện Giao Thành của Đảng Cộng sản phong thủy Trung Quốc.

Hai năm sau, Văn Uy lại được thăng chức lên làm thư ký huyện Dương Khúc kiêm Chính ủy quân đội địa phương. Vào khoảng những năm 1945, Giao Thành và Dương Khúc là căn cứ quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tuy nhiên, Văn Uy, sau này đổi tên thành Hoa Quốc Phong không hề biết rằng, cha mình đã dùng phong thủy để ngấm ngầm giúp mình.

Sau khi sửa đổi phong thủy phần âm trạch, Thiên Sơn Cư sĩ lại đề nghị cha của Hoa Quốc Phong sửa một chút dương trạch (nhà đang ở). Lúc bấy giờ, nhà họ Tô nằm ở vị trí giữa làng, xung quanh trồng cây ăn quả và trại nuôi gà.

Nhà được xây theo hình vuông, chẳng có địa thế gì. Thiên Sơn Cư sĩ sau khi xem xét, cho rằng, đây là bố cục không tốt, không thể phối hợp được với khi thế mà âm trạch có. Vì thế, cần phải sửa lại địa thế của dương trạch mới có thể giúp cho con cháu đời sau phát triển tốt được.

Theo cách của Thiên Sơn, cũng không phải thay đổi gì nhiều, chỉ cần đào thêm 4 cái rãnh nhỏ ở góc nhà và làm lại mái hiên nhà cho cong lên một chút, theo thế “đại bàng tung cánh” là có thể giải quyết được vấn đề.

Tuy nhiên, khi Thiên Sơn cùng cha của Hoa Quốc Phong làm mái hiên, mãi mà vẫn không thể làm mái hiên cong lên trở thành thế cánh chim sắp tung bay được. Vì thế, Thiên Sơn quyết định dùng một cái kệ kê lên phía dưới của mái hiên, khiến mái hiên được nâng lên thành thế đang bay, một động một tĩnh, âm dương phối hợp.

Sau đó, Thiên Sơn phát hiện ra rằng, địa thế “chuồn chuồn uống nước” chỉ phù hợp với việc phát triển về võ tài, tương khắc với tên Hứa Văn Uy. Vì thế, Thiên Sơn Cư sĩ đề nghị Văn Uy nên đổi tên, lấy một cái tên mang khí thế của võ tài.

Cha của Hoa Quốc Phong suy nghĩ một hồi rồi quyết định lấy ba chữa Hoa Quốc Phong trong “Trung Hoa Khang Nhật Cứu Quốc Tiên Phong Đội” (Đội tiên phong kháng nhật cứu quốc Trung Hoa) đặt làm tên cho Hoa Quốc Phong.

Vì thế, Văn Uy từ đó mới lấy tên làm Hoa Quốc Phong. Chính nhờ như vậy, Hoa Quốc Phong đã có được sự yểm trợ của cả âm trạch lẫn dương trạch, giúp ông có thể từng bước từng bước tiến gần tới đỉnh cao của quyền lực, trở thành lãnh tụ của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Lời khẳng định của Thiên Sơn dần dần ứng nghiệm. Vào năm 1949, Hoa Quốc Phong theo quân của Đảng Cộng sản theo đoàn công tác phía Nam tới Hồ Nam, chủ trì cuộc đấu tranh chống lại địa chủ, cường hào, ác bá.

Tới năm 1954, Hoa Quốc Phong được phái tới Tương Đàm, quê hương của Mao Trạch Đông làm việc. Nhờ có nhiều đóng góp tại quê nhà của Mao Trạch Đông, Hoa Quốc Phong bắt đầu được chú ý. Khi Mai Trạch Đông tập hợp cuốn sách “Cao trào Chủ nghĩa xã hội ở nông thôn phong thủy Trung Quốc”, báo cáo của Hoa Quốc Phong cũng được đưa vào.

Trong suốt thời gian phấn đấu cho sự nghiệp của mình, Hoa Quốc Phong cũng rất cẩn trọng, không hề vội vã, biểu hiện rõ sự trung thành tuyệt đối của mình với Mao Trạch Đông. Nhờ vậy, Hoa Quốc Phong rất được Mao Trạch Đông tin tưởng và coi trọng.

Sau khi mái nhà được sửa song, Hoa Quốc Phong cũng bắt đầu có vị trí trong Đảng Cộng sản Trung Quốc thì Thiên Sơn Cư sĩ cũng cáo từ. Trước khi đi, Thiên Sơn dặn dò cha của Hoa Quốc Phong rằng: Khi có cơ hội thích hợp phải đem cơ hội nhường cho người khác.

Để một mình tự hưởng có thể mang lại nguy hại khôn lường. Thiên Sơn nói xong mấy câu này liền quay đi ngay, không thèm ngoảnh mặt lại chào nữa. Cha của Hoa Quốc Phong nghe xong những câu này, chẳng hiểu đầu cua tai nheo ra sao.

Thời gian qua đi, người ta nói rằng, cha của Hoa Quốc Phong vì mấy câu nói của Thiên Sơn mà cảm thấy không vui vì suy nghĩ rất nhiều ông vẫn không hiểu nó có hàm ý gì.
phong thuy Trung Quoc
Hoa Quốc Phong năm 1941 

Vào năm Hoa Quốc Phong 23 tuổi, cha của Hoa Quốc Phong cuối cùng cũng không thể chịu nổi sự tò mò nữa, quyết định cho người đi khắp nơi tìm Thiên Sơn Cư sĩ hỏi cho rõ ràng về mấy câu nói trước lúc ông đi. Thông tin truyền đến tai Thiên Sơn Cư sĩ, lúc này đang chuẩn bị trốn ra Thượng Hải.

Thiên Sơn vẫn nhớ tới sự giúp đỡ của cha Hoa Quốc Phong trước kia với mình, có ý cảm kích, không thể không quan tâm tới nữa. Tuy nhiên, Thiên Sơn cũng lo rằng, nhà họ Tô sẽ tự ý sửa đổi nhà cửa khiến phá vỡ địa thế phong thủy mà mình đã tốn rất nhiều công sức để xây dựng.

Vì thế, Thiên Sơn không quay trở lại nhà họ Tô mà viết một bức thư gửi cho cha của Hoa Quốc Phong. Trong thư, Thiên Sơn nói, xung quanh nhà ở của họ Tô giống như một mảnh ruộng màu mỡ, nhờ ảnh hưởng của long khí, có thể trở nên đại phú đại quý.

Việc ở hai bên đường có hai kênh nước đã xác định rằng, cái phú quý ấy phải cùng người khác chia sẻ, không thể tự giữ mà hưởng một mình.

Người ta nói rằng, sau khi cha của Hoa Quốc Phong nhận được bức thư thì bán tín bán nghi. Sau đó, nghĩ tới chuyện của Vương Tứ Dương ở làng bên thì mới bình tĩnh trở lại. Vương Tứ Dương là một người làm nghề mổ lợn ở làng bên cạnh.

Ở bốn phía bên ngoài nhà của Vương cũng hình thành thế ruộng tốt, tuy nhiên, do không biết mình có được địa thế phong thủy tốt, thành ra, trong vườn nhà Vương trông mấy cây rau hẹ, cứ lên tốt là liền bị Vương dùng dao cắt cụt. Từ đó, việc làm ăn của Vương Dương Tứ lúc được lúc mất, vĩnh viễn không phát lên được.

Hoa Quốc Phong thì vẫn không biết cha mình tìm mọi cách sửa đổi phong thủy để hỗ trợ, vẫn miệt mài cố gắng và phấn đấu. Trong quá trình đó, Hoa Quốc Phong kết hôn với một người vợ tốt, đồng thời nhờ âm phúc của tổ tiên, chuyện con cái của Hoa Quốc Phong cũng rất mãn ý.

Tới năm 1966, Mao Trạch Đông công bố bản “Thông cáo 16 tháng 5” với danh nghĩa của trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ngay sau đó, cuộc Đại Cách mạng Văn hóa bắt đầu được triển khai trên khắp cả nước. Hoa Quốc Phong và Trương Bình Hoa,… bị mất hết quyền chức.

Lời tiên tri của Thiên Sơn Cư sĩ về “ruộng tốt chia nước” cuối cùng đã ứng nghiệm. Tuy nhiên, tới năm 1971, sau khi sự kiện Lâm Bưu xảy ra, các thân tín của Lâm Bưu bị đấu tranh và thanh trừng, địa vị của Hoa Quốc Phong bắt đầu tăng lên cao trở lại.

Lúc này, Hoa Quốc Phong không chỉ được điều tới làm việc tại trung ương Đảng Cộng sản mà còn kiệm nhiệm cả chức bí thư đảng ở Hồ Nam. Cứ như vậy, sự thịnh vượng và phát triển ngày càng tới nhiều hơn với vận mệnh của Hoa Quốc Phong.

Từ năm 1971, Hoa Quốc Phong được điều tới Bắc Kinh làm việc, nhận lệnh trực tiếp từ Chu Ân Lai. Do Hoa Quốc Phong thuộc phe ủng hộ Mao Trạch Đông, do vậy, trong bất cứ hoàn cảnh nào, Hoa Quốc Phong cũng triệt để áp dụng chủ nghĩa Mao Trạch Đông.

Nhờ vậy, Hoa Quốc Phong rất được Chu Ân Lai tin tưởng. Tới tháng 1 năm 1971, Hoa Quốc Phong tham gia Hội nghị lần thứ nhất của đại hội khóa 4 Đảng Cộng sản Trung Quốc, được bầu làm Bộ trưởng Bộ Công An, xếp ở vị trí thứ 6 trong trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Đến thời điểm này, chuồn chuồn không còn ở tư thế “sắp bay” nữa mà đã bước vào giai đoạn dương cánh bay cao. Ngày Hoa Quốc Phong bước lên đỉnh cao quyền lực đã gần kề, chỉ cần Hoa Quốc Phong tiếp tục nỗ lực.

Tới năm 1977, sau khi Mao Trạch Đông qua đời, Hoa Quốc Phong được bầu làm Phó chủ tịch Trung ương Đảng và Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Sau đó, Hoa Quốc Phong lại tiếp tục được bầu làm Thủ tướng Trung Quốc.

Lúc bấy giờ, Thiên Sơn Cư sĩ đang phục vụ dưới trướng của Vương Hồng Văn, một trong bè lũ bốn tên. Nhận thấy, ngày tàn của bè lũ bốn tên sắp đến, Thiên Sơn quyết định tìm kế thoát thân cho mình trước, chạy ra Hồng Kông. Không lâu sau, bè lũ bốn tên bị bắt.

Mặc dù đã bước lên đỉnh cao của quyền lực, song vận mệnh đã định trước, địa thế chuồn chuồn uống của khu mộ tổ nhà họ Tô không thích hợp với việc ở lâu tại nơi nước lớn. Nếu miễn cưỡng, có thể gây ra họa sát thân.

Vì thế, chỉ sau đó vài năm, Hoa Quốc Phong đồng ý với Đặng Tiểu Bình, chính thức thôi chức vụ Thủ tướng để Triệu Tử Dương lên thay. Vận mệnh của Hoa Quốc Phong đã được sắp đặt như thế, cho dù Hoa Quốc Phong có bản lĩnh tới đâu cũng không thể thay đổi được.

Nếu cứ cố chấp giữ lại cái lợi cho riêng mình, có thể làm hại tới gia tộc. Thiên Sơn cho rằng, xét theo ý nghĩa này, Hoa Quốc Phong vẫn là một kẻ thông minh.
Theo Phunutoday

>> Xem thêm sự kiện Phong Thủy
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phong thủy giúp Hoa Quốc Phong kế tục Mao Trạch Đông?