Liên quan tới vụ việc học sinh lớp 2 bị cô giáo cho bạn tát 50 cái vì nói chuyện riêng, trưởng phòng GD-ĐT quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết cô giáo không chủ đích yêu cầu học sinh tát bạn mà chỉ nói bâng quơ, khiến học sinh hiểu nhầm.

Phòng GD-ĐT phủ nhận việc cô giáo ra lệnh tát học sinh, khẳng định chỉ là sự việc nhỏ

Hải Yến | 06/12/2018, 11:24

Liên quan tới vụ việc học sinh lớp 2 bị cô giáo cho bạn tát 50 cái vì nói chuyện riêng, trưởng phòng GD-ĐT quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết cô giáo không chủ đích yêu cầu học sinh tát bạn mà chỉ nói bâng quơ, khiến học sinh hiểu nhầm.

Chia sẻ với phóng viên trong sáng 6.12, ông Tạ Ngọc Thắng - Trưởng phòng GD-ĐT quận Đống Đa cho biết: “Trong giờ hướng dẫn học sinh tự học, hai học sinh mất trật tự, lộn xộn khi tất cả các bạn đang tự học, trao đổi với nhau. Lúc học sinh đang mất trật tự, cô giáo nói bâng quơ “mất trật tự thì tát cho nó một cái” và thế là em học sinh kia đã tát cháu P. Nhưng dù gì thì cũng phải có cơ sở thì học sinh mới dám tát bạn, và chúng tôi vẫn đang xác minh việc đó. Đó là theo lời cô tường trình, còn việc xác minh thì cần thêm thời gian, còn nói giáo viên ra lệnh tát học sinh thì nặng nề quá”, ông Thắng nói.

Trước câu hỏi điều này có vẻ trái ngược với hình phạt 50 cái tát như phản ánh, ông Thắng cho hay việc đó chưa xác minh được. Cũng theo ông Thắng, sẽ không tổ chức họp báo vì vụ việc không nghiêm trọng như vậy.

Ông Thắng cũng cho biết hiện nay, Phòng GD-ĐT đã tạm đình chỉ công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp 2A5 trong vòng 5 ngày đối với giáo viên và sẽ có hình thức kỉ luật nghiêm khắc; Kiểm điểm BGH nhà trường chậm báo cáo sự việc với phòng GD-ĐT và lãnh đạo quận khi xảy ra vụ việc.

Ông Tạ Ngọc Thắng- Trưởng phòng GD-ĐT quận Đống Đa

Theo tường trình của cô Nguyễn Hà Trang, trong giờ hướng dẫn học vào buổi chiều ngày thứ Hai (3.12), khigiáo viên đang hướng dẫn học sinh làm bài thì từ phía cửa lớp có học sinh thưa rằng bạn Lê Phong trêu bạn Minh Đức.

Lúc đó, giáo viên có nóng nảy và nói câu: “Tát cho bạn cái”.Ngay lúc đó, em Minh Đức đã tát em Lê Phong thật. Ngay sau khi thấy học sinh Phong bị bạn ngồi cạnh tát thì cô giáo Trang đã can ngăn và cho dừng ngay sự việc. Sau đó mọi hoạt động học tập của lớp vẫn diễn ra bình thường.

Vào chiều ngày thứ Ba (4.12), ban giám hiệu nhà trường và cô Trang đã đến nhà học sinh Phong để hỏi thăm tình hình học sinh và có lời xin lỗi tới gia đình về sự việc xảy ra. Ngày 5.12, học sinh Phong vẫn đi học bình thường.

Với quá nhiều sự việc bạo lực trong nhà trường mà xuất phát không ít từ chính những giáo viên đứng lớp, trao đổi với phóng viên, bà Ninh Thị Hồng - Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam chia sẻ khi trẻ mắc lỗi mà giáo viên cho bạn khác tát vào mặt bạn là hoàn toàn sai. Cách phạt trẻ như vậy không khiến trẻ nhận ra sai lầm mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, nhân cách của trẻ sau này, phi giáo dục.

Còn theo ý kiến của PGS Trịnh Hoà Bình - chuyên gia xã hội học thì cho rằng hiện nay ngànhsư phạm không còn là một nghề được yêu thích, bởivì các đãi ngộ cho ngành sư phạm đã không còn mà lại bị áp lực do bệnh thành tích. Các thầy cô giáo chỉ mải mê kiếm sống chứ không còn tâm huyết để cho nghề giáo là nghề cao quý như xưa nữa.

Rõ ràng, ở đây ai cũng nhận thấy sự non yếu trong nghiệp vụ sư phạm, thậm chí là giáo viên đã sai trong phương pháp dạy và sai cả trong phương pháp giao tiếp, hành xử. Điều này khiến dư luận đặt ra nghi vấn tình trạng trẻ bị đánh không chỉ xảy ra ở một, hai trường mà thực trạng này đang diễn ra tại nhiều trường học, chỉ là sự việc chưa được phát hiện và đưa ra ánh sáng. Chính vì vậy, ngành giáo dục phải có biện pháp để giám sát, có hình thức để nâng cao chất lượng của giáo viên.

Thầy giáo Trần Trung Hiếu - Giáo viên môn Lịch sử trường chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An)

Thầy giáo Trần Trung Hiếu - Giáo viên môn Lịch sử trường chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) thì cho rằngsự việc các cô giáo cho bạn học tát chính bạn lớp mình là cú tát lớn vào ngành giáo dục.

“Với góc độ là giáo viên phổ thông, tôi cho rằng những hành vi bạo lực học đường giữa giáo viên với học sinh, giữa phụ huynh với giáo viên mà báo chí đã đưa tin dù có giải thích hay biện minh như thế nào, thì đó là những hành động không thể chấp nhận được, xét cả 2 phạm trùpháp lý và đạo lý.Thứ hai, tôi cho rằng những hành vi đó chỉ là những hiện tượng cá biệt gắn với một số giáo viên ở một số trường học, địa phương chứ không nên quy chiếu, đánh đồng là lỗi của ngành giáo dục. Bạo lực là biểu hiện của sự bất lực trong giáo dục học trò."

Nhìn sâu vào vấn đề, thầy giáo người Nghệ An nói: “Ngành giáo dục đào tạo các cấp cần dũng cảm, thẳng thắn nhìn nhận lại căn nguyên sâu xa của nhiều biểu hiện bất ổn, bất cập đã tồn tại nhiều năm qua chính là "bệnh thành tích"”.

Phân tích sâu hơn về trách nhiệm của Hiệu trưởng trong sự việc này, thầy Hiếu nói: "Hiệu trưởng có quyền và trách nhiệm quản lý cán bộ giáo viên, quán triệt đội ngũ để làm sao xây dựng một môi trường giáo dục có chất lượng và an toàn cho cả giáo viên và học sinh. Khi để xảy ra những sự việc đau lòng như thế này, cần xử lý nghiêm giáo viên có hành vi phản sư phạm, song cũng nên xem xét trách nhiệm người đứng đầu nhà trường vì quản lý chưa sát sao tới công tác giảng dạy trong nhà trường của giáo viên".

Hà Nội: Học sinh lớp 2 bị cô giáo chủ nhiệm cho bạn tát tới 20 cái vì nói bậy

Tạm đình chỉ cô giáo phạt học sinh 50 cái tát​

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
10 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phòng GD-ĐT phủ nhận việc cô giáo ra lệnh tát học sinh, khẳng định chỉ là sự việc nhỏ