Ngày 12.9, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã có ý kiến chỉ đạo về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của một số cổ đông Công ty Cổ phần Hữu Nghị Hà Nội do Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân chuyển.

Phó thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm vụ án 'Xin chào' ở Hà Nội

Trí Lâm | 12/09/2016, 19:10

Ngày 12.9, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã có ý kiến chỉ đạo về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của một số cổ đông Công ty Cổ phần Hữu Nghị Hà Nội do Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân chuyển.

Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo rà soát lại quá trình hướng dẫn các công dân là cổ đông của Công ty Cổ phần Hữu Nghị Hà Nội thực hiện quyền khiếu nại, kiến nghị theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 6997/VPCP-V.I ngày 10.9.2014 của Văn phòng Chính phủ; giải quyết dứt điểm khiếu nại và kiến nghị theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1.11.2016 và thông báo kết quả giải quyết cho Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân.

Phó thủ tướng cũng giao Bộ Công an khẩn trương kiểm tra, kết luận về đơn tố cáo của một số cổ đông của Công ty cổ phần Hữu Nghị Hà Nội và việc Công an thành phố Hà Nội khởi tố vụ án "chiếm đoạt con dấu" theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 5024/VPCP-V.I ngày 7.7.2014, văn bản số 6209/VPCP-V.I ngày 26.7.2016 của Văn phòng Chính phủ và thông báo kết quả giải quyết cho Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân.

Trước đó, báo chí đưa tin về vụ việc tranh chấp, chiếm đoạt cổ đông xảy ra tại Công ty cổ phần Hữu Nghị đã kéo dài trên 10 năm vẫn không được giải quyết dứt điểm.

Theo báo chí thông tin, nguồn cơn vụ việc bắt đầu khi Công ty cổ phần Hữu Nghị được cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước (trước đây là Khách sạn Hữu Nghị) với vốn điều lệ trên 3,3 tỉ đồng. Sau khi cổ phần hóa, 36 cổ đông đã bán cổ phần để thu tiền về, tương đương 45% vốn điều lệ công ty.

Tuy nhiên, sau khi bán cổ phần một thời gian, 36 người này lại ký đơn khởi kiện đòi tòa án hủy bỏ các hợp đồng mua bán cổ phần đã diễn ra. Đồng thời tổ chức hội đồng cổ đông mà không có sự tham gia của đầy đủ các thành phần liên quan. Sau đó, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao đã quyết định hủy bỏ kết quả đại hội cổ đông trái pháp luật này và yêu cầu phải có trách nhiệm hoàn tất thủ tục về các hợp đồng chuyển nhượng cổ phần năm 1999-2000.

Ngày 24.10.2002, nhóm cổ đông trên do bà Nguyễn Thị Bích Lan đứng đầu lại phớt lờ chỉ đạo, tiếp tục tiến hành triệu tập đại hội cổ đông, bầu HĐQT mới mà không có sự tham dự của 4 ủy viên HĐQT đương nhiệm.

Ngày 30.1.2004, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội khi đó là ông Nguyễn Thế Quang ký quyết định thu hồi con dấu của Công ty cổ phần Hữu Nghị để giao cho ban lãnh đạo mới của Công ty cổ phần Hữu Nghị. Quyết định này giao cho Công an Hà Nội thực hiện.

Tháng 7.2004, bà Trần Thị Thủy - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ký văn bản gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội, khẳng định việc tranh chấp trong HĐQT của một công ty cổ phần phải do các cổ đông của công ty giải quyết bằng thương lượng hoặc bằng tòa án chứ không phải bằng một quyết định hành chính của cơ quan nhà nước. Do đó VCCI đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét lại quyết định thu hồi con dấu của Công ty cổ phần Hữu Nghị.

Tháng 7.2005, ông Nguyễn Thế Quang tiếp tục có văn bản thông báo thay đổi HĐQT công ty này, trong đó xác nhận 5 thành viên HĐQT mới do bà Nguyễn Thị Bích Lan làm Chủ tịch HĐQT được bầu vào ngày 24.10.2002 là đại diện hợp pháp của Công ty cổ phần Hữu Nghị.

Đỉnh điểm sự việc vào ngày 3.11.2005, Công an Hà Nội đã quyết định khởi tố vụ án “Chiếm đoạt con dấu” theo điều 268 Bộ luật Hình sự và ra lệnh khám xét khẩn cấp trụ sở công ty, phòng làm việc của bà Mai Thị Khánh để thu hồi con dấu, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và tất cả giấy tờ liên quan đến tư cách pháp nhân của Công ty cổ phần Hữu Nghị mang về trụ sở.

Về vụ việc này, Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cũng đã có văn bản gửi tới Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày rõ.

Trước đây,Thủ tướng Nguyên Xuân Phúc (khi còn là Phó thủ tướng) đã 2 lần chỉ đạo UBND TP Hà Nội và Bộ Công an giải quyết dứt điểm, trả lời đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân nhưng đến giờ vẫn chưa rõ kết quả.

Hoàng Long
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phó thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm vụ án 'Xin chào' ở Hà Nội