Sau khi khảo sát các công trình trọng điểm quốc gia trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, chiều 5.3, Đoàn giám sát của Quốc hội do Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai.
Sự kiện

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai

Hoàng Phúc 05/03/2024 20:57

Sau khi khảo sát các công trình trọng điểm quốc gia trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, chiều 5.3, Đoàn giám sát của Quốc hội do Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh buổi làm việc hôm nay có rất nhiều nội dung quan trọng. Ông đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai cùng các sở ngành liên quan làm rõ những vấn đề đã đạt được và những khó khăn cần được tháo gỡ để Đoàn khái quát nội dung, tổng hợp, xây dựng, hoàn thiện các nội dung trình Quốc hội về Nghị quyết 43 và việc đầu tư 3 dự án trọng điểm quốc gia.

z5219863336022_eb019189fea83605c451dd4b1c9c9de6.jpg
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại buổi làm việc

Báo cáo với Đoàn giám sát, Giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Đồng Nai Nguyễn Hữu Nguyên cho biết sau 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15, tỉnh Đồng Nai đã ban hành chương trình số 4/CTr-UBND ngày 25.3.2022 cơ bản đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, tỉnh Đồng Nai cũng gặp khó khăn khi hiện nay một số chính sách hỗ trợ đã hết thời gian thực hiện, hoặc sử dụng hết nguồn lực bố trí; một số chính sách có nguồn lực lớn nhưng kết quả thực hiện còn hạn chế, chưa đạt yêu cầu đề ra. Trong quá trình thực hiện nghị quyết đã phát sinh một số vướng mắc về cách xác định danh mục hàng hoá, dịch vụ giảm thuế, thời điểm lập hoá đơn và lập hoá đơn riêng đối với hàng hoá dịch vụ được giảm thuế.

z5219863324031_bdde0d7593cebfe9f0069126c0cd290d.jpg
Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức phát biểu tại buổi làm việc

Trong thời gian sắp tới, UBND tỉnh Đồng Nai đặt ra mục tiêu tập trung thực hiện một cách hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp nhằm phục hồi kinh tế - xã hội. Đồng thời, sẽ tăng cường công tác phối hợp giữa địa phương và các bộ ngành để triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ liên quan đến bảo đảm an sinh xã hội.

UBND tỉnh Đồng Nai đã đề xuất nới chính sách tài khóa để hỗ trợ cải thiện thanh khoản cho nền kinh tế theo hướng đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Để thực hiện mục tiêu giảm lãi suất theo chỉ đạo của Chính phủ, đề nghị điều tiết giảm lượng tồn ngân quỹ nhà nước và tăng lượng tiền đưa ra lưu thông trong nền kinh tế.

Đặc biệt, đối với dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị Quốc hội xem xét và chấp thuận chủ trương cho phép khảo sát, lập và thực hiện dự án thi công san nền giai đoạn 2 từ năm 2023 đến 2025. Điều này sẽ diễn ra đồng thời với quá trình thi công các công trình của giai đoạn 1 tại dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Đối với dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai kiến nghị Quốc hội xem xét, chấp thuận chủ trương cho tỉnh được bố trí tái định cư đoạn qua địa bàn TP.Biên Hòa vào khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn. Chủ đầu tư có trách nhiệm nộp nghĩa vụ tài chính hoàn trả ngân sách Trung ương theo đúng quy định.

Tại buổi giám sát, Đoàn giám sát đánh giá sự nỗ lực của tỉnh trong việc thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 với nhiều chương trình và kế hoạch, chỉ thị chi tiết để triển khai thực hiện; kinh tế - xã hội từng bước phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân ổn định, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng đạt kết quả đáng ghi nhận.

z5219863317843_8b27694a05b9a0f1ca85b3e2500ca822.jpg
Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An phát biểu tại buổi giám sát

Đối với việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về 3 dự án trọng điểm quốc gia, tỉnh Đồng Nai đã đối mặt với một số khó khăn và thách thức, dẫn đến một số mặt chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu. Tuy nhiên, Đoàn giám sát đã ghi nhận những kết quả tích cực đã đạt được và đồng thời biểu hiện sự nỗ lực và quyết tâm của tỉnh trong việc triển khai các công việc thuộc trách nhiệm của mình đối với 3 dự án quan trọng này.

Trong quá trình triển khai, Đoàn giám sát đã chỉ ra một số bất cập và hạn chế, một số chính sách đã hết thời hạn hoặc sử dụng hết nguồn lực nhưng chưa đạt được kết quả như mong đợi. Cũng có những chính sách có nguồn lực lớn nhưng kết quả thực hiện còn hạn chế và chưa đạt được mục tiêu đã đề ra.

Bên cạnh đó, công tác giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công chậm, khó đạt được các mục tiêu đã đề ra; phát sinh khó khăn, vướng mắc trong triển khai một số chương trình tín dụng nên kết quả cho vay một số chương trình ưu đãi thấp; giải ngân chương trình cho vay nhà ở xã hội chậm; hỗ trợ lãi suất 2% của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh chưa đạt được kết quả như kỳ vọng.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị tỉnh Đồng Nai bổ sung thêm về những khó khăn, tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, các chính sách tín dụng ưu đãi nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, cũng như để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, bổ sung thông tin chi tiết và chính xác hơn về kết quả thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19.

z5219863321898_9d6e05c46a20084d432d374fa05a01fe.jpg
Quang cảnh buổi làm việc

Đồng thời, Phó chủ tịch Quốc hội yêu cầu bổ sung số liệu và đánh giá chi tiết hơn về tác động của các chính sách miễn, giảm thuế đối với người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp tại tỉnh. Điều này bao gồm cả hiệu quả và đánh giá tác động của các chính sách an sinh, xã hội, việc làm, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị quyết 43 và những đối tượng thụ hưởng trực tiếp.

Về triển khai các nghị quyết của Quốc hội liên quan đến 3 dự án trọng điểm, Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị báo cáo chi tiết hơn về các khía cạnh như nguồn cung nguyên vật liệu, đánh giá cụ thể về cơ chế chính sách áp dụng và đề xuất giải pháp cụ thể hơn để bảo đảm hiệu quả trong triển khai. Đồng thời, nâng cao cấp độ chi tiết về ưu, nhược điểm của từng cơ chế, và đề xuất các điều chỉnh pháp luật liên quan để hoàn thiện.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai