Trước dư luận cho rằng ông Nguyễn Hòa Bình - Chánh án TAND tối cao khi còn giữ chức vụ Viện trưởng Viện KSND tối cao có quyết định không kháng nghị thì vừa qua lại ngồi vào vị trí hội đồng thẩm phán là vi phạm pháp luật, Phó chánh án Nguyễn Trí Tuệ đã có lời giải thích với báo chí.

Phó chánh án Nguyễn Trí Tuệ giải thích vai trò của Chánh án Nguyễn Hòa Bình trong xét xử vụ án Hồ Duy Hải

13/05/2020, 07:25

Trước dư luận cho rằng ông Nguyễn Hòa Bình - Chánh án TAND tối cao khi còn giữ chức vụ Viện trưởng Viện KSND tối cao có quyết định không kháng nghị thì vừa qua lại ngồi vào vị trí hội đồng thẩm phán là vi phạm pháp luật, Phó chánh án Nguyễn Trí Tuệ đã có lời giải thích với báo chí.

Phó chánh án TAND tối cao Nguyễn Trí Tuệ (đứng) - Ảnh: Internet

Liên quan đến những ý kiến, thắc mắc quanh phán quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao trong vụ án Hồ Duy Hải, tại hội nghị giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo Trung ương ngày 12.5, ông Nguyễn Trí Tuệ - Phó chánh án TAND tối cao (1 trong 17 thành viên Hội động Thẩm phán) trả lời các câu hỏi của báo chí.

Có dư luận cho rằng ông Nguyễn Hòa Bình - Chánh án TAND tối cao khi còn giữ chức vụ Viện trưởng Viện KSND tối cao có quyết định không kháng nghị thì vừa rồi lại ngồi vào vị trí Hội đồng Thẩm phán là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, ông Tuệ cho rằng tố tụng giám đốc thẩm là giai đoạn đặc biệt. Chánh án, viện trưởng có quyền kháng nghị hoặc không kháng nghị nhưng vẫn được tham tham gia HĐXX của Hội đồng Thẩm phán, không phải tiến hành tố tụng một lần mà có thể tiến hành tố tụng nhiều lần mà không vi phạm.

"Ví dụ, nếu bây giờ Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu giám sát, xem xét lại vụ án thì cả Hội đồng Thẩm phán sẽ cùng ngồi xem xét lại", ông Tuệ nói.

Đối với câu hỏi về thiếu sót vi phạm tố tụng nhưng không hủy án, Phó chánh án TAND tối cao cho biết nếu có vi phạm nghiêm trọng quá trình tố tụng dẫn tới sai lầm nghiêm trọng thì thực hiện theo kháng nghị, nhưng không có sai lầm nghiêm trọng thì không phải căn cứ để khẳng định.

Do đó, hội đồng xét xử giám đốc thẩm nhận thấy trong quá trình điều tra vụ án Hồ Duy Hải, cơ quan tố tụng có những vi phạm nhưng không làm thay đổi bản chất của vụ án nên không cần thiết phải hủy bản án để điều tra lại.

"Việc chúng tôi không kịp thời thu lại cái thớt, con dao... thì tất cả các cơ quan tố tụng đều ghi nhận là có sai sót. Tuy nhiên, đối chiếu với các lời khai, chứng cứ để củng cố thì hội đồng thấy Hải không oan.

Bản chất của vụ án là hành vi phạm tội giết người của Hồ Duy Hải và Hội đồng Thẩm phán xác định có sai lầm nhưng không làm ảnh hưởng đến bản chất của vụ án, do vậy không hủy án", ông Nguyễn Trí Tuệ nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Tuệ khẳng định việc dư luận cho rằng Hội đồng Thẩm phán không vô tư, khách quan và không độc lập trong việc giơ tay biểu quyết là không đúng.

"Tôi khẳng định điều này là các thành viên Hội đồng Thẩm phán hoàn toàn độc lập và không phụ thuộc vào Chánh án TAND tối cao bởi chúng tôi là những thẩm phán do Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước bổ nhiệm.

Bản thân Chánh án TAND tối cao cũng chỉ là 1 trong 17 thành viên của Hội đồng Thẩm phán nên không có gì để chi phối cho các vị thẩm phán khác phải nghe theo và làm theo.

Chúng tôi biểu quyết bằng nhận thức của mình, bằng cái tâm của mình và chịu trách nhiệm với biểu quyết là thành viên của Hội đồng Thẩm phán. Việc biểu quyết của thành viên Hội đồng Thẩm phán là vô tư khách quan và tất cả các vụ án đều thế chứ không riêng gì vụ án Hồ Duy Hải", Phó chánh án TAND tối cao cho hay.

Đối với những bình luận về vụ án trên mạng xã hội và báo chí, ông Tuệ chia sẻ: "Khi đưa ra phán quyết về một vấn đề gì thì phải nắm chắc được vấn đề cốt lõi và phải chính xác. Còn những người không được nghiên cứu hồ sơ, không được tiếp cận hồ sơ mà chỉ nghe thông tin trên báo chí rồi đối chiếu vào thì sẽ đưa ra những ý kiến không đúng.

Những thông tin nói không đúng trên mạng xã hội và báo chí khiến chúng tôi cảm thấy rất bức xúc".

Theo ông Nguyễn Trí Tuệ, luật quy định có oan thì minh oan kể cả đã thi hành án tử hình. Quyết định của Chủ tịch nước là quyết định cuối cùng trong quá trình tố tụng. Sau khi có quyết định của Chủ tịch nước thì các cơ quan tố tụng không được phép thực hiện bất kỳ hành vi nào khác ngoài việc thực hiện thi hành án.

"Đang tồn tại quyết định của Chủ tịch nước thì sao Hội đồng Thẩm phán có thể xem xét thay đổi được quyết định đó nếu không có ý kiến khác Chủ tịch nước để thực hiện các biện pháp tố tụng khác", Phó chánh án TAND tối cao nói.

PV (theo VOV)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phó chánh án Nguyễn Trí Tuệ giải thích vai trò của Chánh án Nguyễn Hòa Bình trong xét xử vụ án Hồ Duy Hải