Định hướng xuyên suốt về chuyển đổi số năm 2022 là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số thông qua phổ cập sử dụng các nền tảng số Việt Nam.

Phổ cập sử dụng các nền tảng số Việt Nam, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số

Thu Anh | 07/03/2022, 19:35

Định hướng xuyên suốt về chuyển đổi số năm 2022 là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số thông qua phổ cập sử dụng các nền tảng số Việt Nam.

Để thúc đẩy, hỗ trợ và hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện chuyển đổi số có những bước đột phá trong năm 2022, Bộ TT-TT đã có văn bản số 797/BTTTT-THH hướng dẫn một số nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy triển khai chuyển đổi số năm 2022.

Trong đó, định hướng xuyên suốt về chuyển đổi số năm 2022 là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số thông qua phổ cập sử dụng các nền tảng số Việt Nam, giúp người dân, doanh nghiệp thụ hưởng trực tiếp sự tiện lợi cũng như lợi ích của chuyển đổi số.

Cụ thể, phổ cập sử dụng sàn thương mại điện tử cho người dân và các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể. Phổ cập sử dụng nền tảng dạy học trực tuyến, trong đó chú trọng hướng dẫn người dân chủ động sử dụng các nền tảng số phục vụ việc học tập, ôn luyện các môn học về khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, kỹ năng số, kỹ năng mềm.

Phổ cập sử dụng nền tảng số hỗ trợ tư vấn sức khỏe cá nhân, kết nối trực tiếp giữa người dân với bác sĩ theo quy định của pháp luật, sử dụng nền tảng số hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa của các bệnh viện.

Phổ cập sử dụng nền tảng số khác phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân như liên lạc, giải trí, du lịch, đi lại, ăn uống và bảo đảm an toàn thông tin mạng. Phổ cập sử dụng dịch vụ công trực tuyến do cơ quan chính quyền các cấp cung cấp cho người dân, doanh nghiệp. Phổ cập sử dụng nền tảng số phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

pho-cap-su-dung-cac-nen-tang-so-viet-nam-thuc-day-qua-trinh-chuyen-doi-so.jpg
Ảnh: Internet

Triển khai 22 nhiệm vụ, giải pháp quan trọng

Ngoài ra, Bộ TT-TT cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo triển khai 22 nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, vừa mang tính trung hạn, vừa mang tính ưu tiên triển khai trong năm 2022 để thực hiện các định hướng nêu trên.

Cụ thể, tổ chức phổ biến, quán triệt tới toàn bộ các tổ chức, cá nhân liên quan về việc tăng cường quản lý đầu tư, bảo đảm hiệu quả khi ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ số, chuyển đổi số sử dụng ngân sách nhà nước theo hướng dẫn đã được Bộ TT-TT ban hành.

Tổ chức triển khai đầy đủ 4 giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng, cụ thể là phần mềm nội bộ do đơn vị chuyên nghiệp phát triển, tuân thủ phát triển theo quy trình Khung phát triển phần mềm an toàn (DevSecOps). Hệ thống thông tin triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin mạng theo cấp độ; hệ thống thông tin được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng trước khi đưa vào sử dụng, khi nâng cấp, thay đổi, định kỳ theo quy định…

Thiết lập mạng lưới công nghệ số cộng đồng hỗ trợ triển khai Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đến tận cấp đơn vị, cấp cơ sở, phường, xã, tổ, đội với nòng cốt là đơn vị chuyên trách về CNTT, có sự tham gia của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và đại diện các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, CNTT tại mỗi địa phương.

Ban hành Kế hoạch thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số thuộc ngành, lĩnh vực và địa bàn. Trong đó, ưu tiên thúc đẩy sử dụng các nền tảng số Việt Nam phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân thuộc các lĩnh vực liên lạc, mua sắm, giải trí, sức khỏe, học tập, du lịch, đi lại, ăn uống và bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Ban hành Kế hoạch sử dụng hoặc dịch chuyển lên nền tảng điện toán đám mây. Đặc biệt chú trọng tới việc rà soát, đánh giá, bảo đảm trung tâm dữ liệu và nền tảng, dịch vụ điện toán đám mây phục vụ Chính phủ số, chính quyền số tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và yêu cầu bảo đảm an toàn, an ninh mạng; ưu tiên hình thức thuê dịch vụ chuyên nghiệp.

Đáng chú ý nhất là nhiệm vụ triển khai hoặc thí điểm triển khai Trợ lý ảo trong cơ quan nhà nước để hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức nâng cao hiệu quả và năng suất lao động.

Ban hành Kế hoạch hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ TT-TT.

Chú trọng các chỉ tiêu như số trường học, cơ sở giáo dục thực hiện chuyển đổi số, áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt; tỷ lệ số tiền thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục; số bệnh viện, cơ sở y tế thực hiện chuyển đổi số, áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt; tỷ lệ số tiền thanh toán không dùng tiền mặt trong các bệnh viện, cơ sở y tế…

Bài liên quan
Ban hành quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số
Các thành viên Ủy ban chủ động giải quyết công việc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phổ cập sử dụng các nền tảng số Việt Nam, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số