Từng là một nơi sầm uất, nhộn nhịp có hàng trăm sạp, gánh trầu cau quen thuộc của người Sài Gòn trên con đường Lê Văn Sung (Q.6), nay chỉ còn lác đác hơn 10 gánh sạp bày bán.

Phố bán trầu cau hơn nửa thế kỷ còn sót lại của Sài Gòn

Vietnamnet | 21/09/2016, 20:37

Từng là một nơi sầm uất, nhộn nhịp có hàng trăm sạp, gánh trầu cau quen thuộc của người Sài Gòn trên con đường Lê Văn Sung (Q.6), nay chỉ còn lác đác hơn 10 gánh sạp bày bán.

Nằm thưa thớt ở khu chợ Lớn sầm uất bậc nhất Sài Gòn, những gánh hàng trầu cau trên đường Lê Quang Sung dường như đang dần bị lãng quên.

Những gánh trầu cau này xuất hiện từ khi giải phóng. Khi đó, người bán tụhọp lại thành một khu chuyên phục vụ cho các hoạt động lễ hội, hiếu, hỷ.

Những dịp cuối năm, khi vào mùa cưới hỏi, hàng nghìn lượt khách đến mua hàng tấp nập từ nửa đêm về sáng cho đến tối mịt mỗi ngày.

Từ một nơi sầm uất, nhộn nhịp mà nay chỉ lác đác hơn 10 gánh, sạp hàng.Hầu hết những người còn lại đều đã luống tuổi, nhưng vẫn gắn bó bám trụ với nghề, cho đến chết thì thôi.

Vào thời kỳ 'đỉnh cao', khách mua hàng những dịp cuối năm thường rất nhộn nhịp, với hàng nghìn lượt khách đến mỗi ngày. Thời điểm đó, đây là chợ đầu mối, cung cấp trầu cau chủ yếu cho các chợ ở Sài Gòn và thậm chí là cả vùng miền Đông Nam Bộ. Trầu, cau ở đây nổi tiếng với hương vị cay, thơm rất đặc trưng.

Người phụ nữ têm trầu cho khách phục vụ cho ngày cưới. Ở đây vốn nổi tiếng là nơi trang trí trầu cau đẹp và có hương vị ngon nhất Sài Gòn.

Không ai là không biết cụ Sáu Lên (82 tuổi, nhà ở Bà Điểm), người bán trầu cau có thâm niên nhất tại chợ. Cụ Sáu Lên đã buôn bán 50 năm tại nơi đây. Hàng ngày, cụ đi xe buýt từ Bà Điểm lên đây bán, đến chiều tối mới về nhà. Khi được hỏi có khi nào cụ định nghỉ bán, cụ cười tươi bảo rằng: "Mai mốt mày xuống đây mà không thấy tao bán nữa thì biết là tao chết rồi. Tao bán khi nào đến chết thì thôi".

Cụ Sáu Muối (71 tuổi, Quận 6), với thâm niên 45 năm trong nghề chia sẻ: “Bây giờ ít người ăn trầu lắm, con cái thì đi làm xí nghiệp hết chẳng có ai theo nghiệp của mình, nhưng đã trót theo nghề này thì cô sẽ theo cho đến chết”.

Những quả cau được phơi khô, đóng gói bỏ mối, nhập đi các tỉnh miền quê.

Anh Hải nhà ở Quận 6, anh là khách hàng thường xuyên mua trầu cau về nhà cho bà ngoại (88 tuổi) để ăn.

Nhiều người cũng nhận ra được sự "lãng quên" đang dần đến với những gánh trầu mình đang bán, thế nhưng, khi được được hỏi rằng có khi nào định nghỉ bán không, họ chỉ cười hiền và lắc đầu. Vì đây là công việc gắn liền với cuộc đời họ. Họ xem đây là niềm vui, là niềm hạnh phúc của mình suốt mấy chục năm qua.

Mỗi ngày, các bà, các mẹ ở đây cũng thu được 100 - 120 ngàn đồng tiền lời. Những ngày vắng khách có khi chẳng có đồng nào.

Bất kể ngày mưa hay nắng gắt, những người bán hàng lâu năm vẫn kiên trì bám trụ với nghề, mà không biết rằng họ chính là những người đang gìn giữ một nét văn hóa đặc biệt đang dần mai một của đất Sài Gòn.

Đinh Quang Tuấn/Vietnamnet
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phố bán trầu cau hơn nửa thế kỷ còn sót lại của Sài Gòn