Câu chuyện con gà “cõng” 14 loại phí đã làm “nóng” nghị trường Quốc hội trong suốt tuần qua. Môi trường kinh doanh hiện nay, không cứ gì con gà mà ở nhiều lĩnh vực đều ít nhiều tồn tại sự bất cập về các khoản thuế, phí và lệ phí.

Phí ” đè” doanh nghiệp : không thể chấp nhận!

Một Thế Giới | 24/06/2015, 08:51

Câu chuyện con gà “cõng” 14 loại phí đã làm “nóng” nghị trường Quốc hội trong suốt tuần qua. Môi trường kinh doanh hiện nay, không cứ gì con gà mà ở nhiều lĩnh vực đều ít nhiều tồn tại sự bất cập về các khoản thuế, phí và lệ phí.

Từ khi bộ Tài chính ban hành thông tư 46, có hiệu lực từ ngày 23.5 về quy định thu phí thẩm định kinh doanh thương mại cá tra, cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu cho rằng kể từ đây con cá này chính thức “bị một cổ hai tròng” phí và thuế.

Thm định là thm định gì?

Cớ là hơn mười năm nay, cá tra đang còng lưng chịu thuế chóng phá giá, nay, với 100.000 đồng/hợp đồng đăng ký xuất khẩu/lần thẩm định, tuy không quá cao, nhưng nó đang mang đến phiền hà, lãng phí thời gian và nói như các doanh nghiệp: “việc làm này chẳng mang lại mục đích gì cả!”

Theo quy đinh, hiệp hội Cá tra Việt Nam (VN Pangasius) là tổ chức đứng ra nhận đăng ký hợp đồng, thu khoản phí này, sẽ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ của doanh nghiệp, ông Trương Đình Hoè, tổng thư ký hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep), bảo rằng ông không hiểu VN Pangasius thẩm định hợp đồng là thẩm định cái gì? Nếu là thẩm định chất lượng thì đã có cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản (Nafiqad) của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm; thẩm định vùng nuôi thì có cơ quan thuỷ sản địa phương; còn nếu nói thông qua đăng ký hợp đồng xuất khẩu để nắm sản lượng thì vấn đề này cũng không thuyết phục, vì cơ quan nhà nước muốn có số liệu thì hỏi hải quan là có.

“Một thủ tục hành chính ban hành ra một cách vô căn cứ nhưng nó vẫn có hiệu lực buộc doanh nghiệp phải thực thi. Một hợp đồng là 100.000 đồng, nhiều hợp đồng cộng lại sẽ là tiền triệu, tiền tỉ và như vậy càng làm giảm sức cạnh tranh của mặt hàng này!”, ông Hoè nói. Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu cá tra ở An Giang, nói doanh nghiệp xuất khẩu một container cá cũng phải đăng ký, tốn 100.000 đồng. Kể từ khi đăng ký hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp này tốn thêm trung bình mỗi tháng 10-15 triệu đồng phí cho VN Pangasius, và quan trọng hơn là tốn thời gian.

Ra đời vừa tròn tháng, nhưng thông tư 46 vấp phải làn sóng phản đối quyết liệt từ cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu cá tra. Ấy vậy mà nó vẫn tồn tại.

Theo bà Trương Thị Lê Khanh, tổng giám đốc công ty Vĩnh Hoàn, vấn đề mà doanh nghiệp bức xúc quanh thông tư 46 không chỉ nằm ở khoản phí phải trả khi đăng ký, mà còn nằm ở môi trường kinh doanh. Tại sao bán cá tra phải đăng ký trong khi chúng ta không coi mặt hàng này thuộc diện kinh doanh có điều kiện và chúng ta luôn hô hào khuyến khích xuất khẩu? Tại sao nước ngoài không yêu cầu thủ tục này, thì trong nước chúng ta lại đặt ra để làm khó doanh nghiệp?

Kim tra chi đ thêm khó

Ngoài thông tư 46, nhiều năm qua, cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản còn bị hành bởi quyết định hành chính đến từ thông tư 48 quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thuỷ sản xuất khẩu do bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành, có hiệu lực cuối năm 2013. Sự bất cập của thông tư này nằm chỗ, trong khi thị trường xuất khẩu không quy định việc kiểm soát chất lượng nhưng trong nước, doanh nghiệp vẫn phái trả một khoản phí vô cùng lớn cho cơ quan nhà nước để thực hiện việc giám sát. Chẳng hạn đối với con cá tra, khi xuất khẩu vào thị trường châu Âu, ngoài chứng thư Nafiqad cấp, các lô hàng phải lấy mẫu kiểm định chất lượng của cơ quan này. Như vậy, cùng với việc phải trả phí đăng ký xuất khẩu, phí đăng ký vùng nuôi, con cá tra đang phải gánh thêm phí kiểm tra chất lượng trên từng lô hàng.

Là người theo dõi sát diễn biến thông tư 48 từ khi nó có hiệu lực ngày 26.12.2013, ông Trần Văn Lĩnh, tổng giám đốc công ty Thuận Phước, Đà Nẵng nói ông không thể nào chấp nhận việc phải trả phí để kiểm tra một container hàng xuất khẩu có khi lên đến 40 - 50 triệu đồng. Theo bảng giá hiện hành, một mẫu kháng sinh là 1 triệu đồng, làm mười mẫu mất 10 triệu; một mẫu thuỷ ngân, mẫu chì hay các loại chất “nhạy cảm” cũng tốn 4 - 5 triệu đồng. Tính trung bình, một doanh nghiệp có doanh số xuất khẩu 100 triệu USD thì một năm phải mất 5 - 10 tỉ đồng tiền phí kiểm tra mẫu sàn phẩm. Điều vô lý là trong khi doanh nghiệp phải bỏ tiền ra đóng phí, nhưng cơ quan lấy mẫu kiểm tra là Nafiqad lại không chịu trách nhiệm khi các lô hàng đó không may bị nước ngoài phát hiện chất cấm, trả về.

Ông Trương Đình Hoè nói, hiện nay chỉ có duy nhất thị trường EU còn yêu cầu chứng thư xuất khẩu. Nafiqad Việt Nam là đơn vị cấp chứng thư cho doanh nghiệp, được phía EU chấp nhận dựa trên cơ sở đánh giá nhà máy, đánh giá quy trình sản xuất, ché biến. Ngoài chứng thư này ra, EU không yêu cầu thêm bất cứ loại giấy tờ gì khác, tất nhiên các lô hàng khi cập cảng họ vẫn lấy mẫu kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm giống như các thị trường khác. Nếu chiếu theo quy định của EU, thì Nafiqad chỉ cần xuống doanh nghiệp đánh giá và ông nào đạt thì cấp chứng thư, nhưng thông tư 48 lại “ban” Nafiqad quyền lấy mẫu kiểm tra và doanh nghiệp phải trả phí cho họ. Đây là điều hoàn toàn vô lý, vì một mặt thị trường xuất khẩu không yêu cầu phải kiểm tra, mặt khác doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm chất lượng hàng hoá của họ chứ không phải Nafiqad.

“Các doanh nghiệp đang chịu tần suất lấy mẫu 5 - 10%/lô hàng. Chi phí bỏ ra là một chuyện, nhưng cách làm như vậy là không ổn vì nó không giải quyết được căn bản vấn đề chất lượng!”, ông Hoè nói.

Choáng với phí

Từ câu chuyện con gà chịu 14 loại phí, ông Nguyễn Văn Ngọc, người chăn nuôi gà ở huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai, nói thêm: quả trứng cũng có đến ba loại phí kiểm dịch khác nhau, gồm phí kiểm dịch trứng giống, kiểm dịch trúng thương phẩm và kiém dịch trứng lộn. Con gà vừa mở mắt ra thì có phí kiểm dịch gà con một ngày tuổi, phí xuất gà con ra khỏi trại, phí tiêu độc khử trùng xe vận chuyển. Con gà xuất chuồng thì cũng có mấy ông thú y ngồi ngay ở cổng trại để thu phí kiểm dịch đầu con. Khi vào lò mổ, chúng tiếp tục thêm các khoản phí kiểm dịch giết mổ, phí môi trường; khi đưa đi tiêu thụ lại phải đóng thêm phí kiểm dịch vận chuyển...

Còn theo ông Phạm Văn Minh, giám đốc công ty giết mổ gia cầm An Nhơn, TP.HCM, mỗi con gà đưa vào lò phải đóng phí kiểm dịch cho thú y 200 đồng, cộng thêm 1.000 đồng phí môi trường; tiền mặt bằng, điện nước mất thêm 1.000 đồng nữa. Chưa hết, mỗi xe chở gà vào lò mổ chịu thêm 50.000 đồng phí vệ sinh xe. Khi chở gà từ lò mổ ra chợ bán mất 100.00 đồng/tờ kiểm dịch/lần vận chuyển.

“Con gà về lò mổ chịu ít nhất năm loại phí và một loại thuế. Với các khoản phí như vậy, tôi không nghĩ là người tiêu dùng có thể mua được giá rẻ khi tất cả phải đưa vào giá thành”, ông Minh nói.      

MinhKhoa/ Theo Thế giới tiếp thị
Một quá trứng xuất từ một trang trại ờ Tiền Giang đã chịu phí kiểm dịch ban đầu là 5,5 đồng. Khi quả trứng đó vận chuyển vé TP.HCM tiêu thụ, qua địa bàn tỉnh Long An chịu phí kiểm dịch vận chuyển thêm một lần nữa. Quả trứng đưa về cơ sở sơ chế hoặc nhà may của doanh nghiệp mất thêm một lần phí kiểm dịch đầu vào, khi đưa ra thị trường lại mất thêm một lần nữa. Cứ như vậy, quả trứng đi đến đâu cũng có cán bộ thú y theo để thu tiền. Con gà, con vịt, miếng thịt heo cũng đang chịu những khoản phí tương tự như vậy.
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phí ” đè” doanh nghiệp : không thể chấp nhận!