Sử dụng công nghệ chỉnh sửa bộ gien, các nhà khoa học Úc đã phát triển loại thuốc giải độc ở cấp phân tử ngăn chặn sự phát triển của các triệu chứng ngộ độc tránh hoàn toàn tình trạng hoại tử da, sẹo và sốc khi bị loài sứa độc Chironex fleckeri châm đốt.

Phát triển thuốc giải độc cho nọc của ‘ong bắp cày biển’

Vũ Trung Hương | 08/05/2019, 15:25

Sử dụng công nghệ chỉnh sửa bộ gien, các nhà khoa học Úc đã phát triển loại thuốc giải độc ở cấp phân tử ngăn chặn sự phát triển của các triệu chứng ngộ độc tránh hoàn toàn tình trạng hoại tử da, sẹo và sốc khi bị loài sứa độc Chironex fleckeri châm đốt.

Theo The Bellingen Courier, các nhà khoa học ở Đại học Sydney, Úc, đã phát triển một loại thuốc giải độc cho nọc độc của một trong những sinh vật nguy hiểm nhất hành tinh - sứa Chironex fleckeri. Sứa Chironex fleckeri còn được biết đến với tên gọi là ong bắp cày biển là một loài sứa có nọc độc chết người trong nhóm sứa hộp, sống chủ yếu ở ngoài khơi bờ biển phía Bắc Úc và Indonesia. Sứa gây bỏng, hoại tử mô, đau, ngừng tim và tử vong sau vài phút bị đốt. Các xúc tu của chúng được bao phủ bởi các tế bào ngòi châm có chứa chất độc rất mạnh. Một con sứa chứa chất độc đủ để giết chết hơn 60 người.

Các nhà khoa học đã sử dụng các kỹ thuật chỉnh sửa bộ gien và phát hiện một loại thuốc giải độc ở cấp phân tử ngăn chặn sự phát triển của các triệu chứng ngộ độc. Điều chủ yếu là phải bôi thuốc đó vào ngay nơi sứa đốt trong vòng 15 phút sau khi sự cố. Các chuyên gia đã lấy các tế bào người và "ngắt" các gien khác nhau trong đó, sau đó bổ sung độc tố sứa. Nhờ vậy, có thể xuất hiện một sự kết hợp các chất cứu để các tế bào không bị chết.

Theo các nhà khoa học, phát hiện này sẽ cho phép tránh hoàn toàn tình trạng hoại tử da, sẹo và sốc. Thuốc giải độc đã được thử nghiệm thành công không chỉ trên tế bào người, mà cả trên chuột. Tuy nhiên, đó mới chỉ là thành công bước đầu. Hiện tại, các nhà khoa học đang phát triển một phiên bản thương mại của kem giải độc. Đồng thời, họ cũng tiếp tục nghiên cứu để khẳng định thuốc có chắc chắn ngăn chặn được tim ngừng đập hay không.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát triển thuốc giải độc cho nọc của ‘ong bắp cày biển’