Cơ chế dẫn đến sự tiến triển bệnh lao cũng tương tự như bệnh Parkinson khi xảy ra đột biến có tên LRRK2, khiến tích tụ nhiều mảng protein và nếu loại bỏ LRRK2 trong một tế bào hoặc sử dụng một loại thuốc phong tỏa hoạt tính của LRRK2 thì đại thực bào tiêu diệt trực khuẩn Koch hiệu quả hơn nhiều.

Phát triển thuốc chữa bệnh lao theo hướng trị bệnh Parkinson

Vũ Trung Hương | 23/05/2018, 17:55

Cơ chế dẫn đến sự tiến triển bệnh lao cũng tương tự như bệnh Parkinson khi xảy ra đột biến có tên LRRK2, khiến tích tụ nhiều mảng protein và nếu loại bỏ LRRK2 trong một tế bào hoặc sử dụng một loại thuốc phong tỏa hoạt tính của LRRK2 thì đại thực bào tiêu diệt trực khuẩn Koch hiệu quả hơn nhiều.

Theo tạp chí The EMBO, hóa ra cơ chế dẫn đến sự tiến triển bệnh lao cũng tương tự như bệnh Parkinson.

Các nhà khoa học đã đi đến kết luận này sau khi xác định một cơ chế có thể khởi phát căn bệnh lao. Khám phá này có thể giúp bào chế loại thuốc mới có hiệu quả để chống lại bệnh lao.

Do xảy ra đột biến có tên LRRK2 nên đã hình thành số lượng quá nhiều các mảng lắng đọng protein dẫn đến bệnh Parkinson - một căn bệnh thần kinh mạn tính, chủ yếu đánh vào người già. Hiện tại, các nhà khoa học đang tích cực phát triển các loại thuốc tác động tới LRRK2, mặc dù cho đến nay người ta vẫn không biết chính xác tình trạng dư thừa LRRK2 dẫn đến căn bệnh này như thế nào.

Các nhà nghiên cứu Anh và Mỹ vừa mới phát hiệncơ chế mắc bệnh Parkinson cũng giống như cơ chế xuất hiện bệnh lao. Các nhà khoa học đã xác định, khi có LRRK2, các đại thực bào (những tế bào bạch cầu, phân nhóm thực bào, có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch không đặc hiệu cũng như hệ miễn dịch đặc hiệu ở động vật có xương sống với vai trò chính là“ăn” các thành phần cặn bã của tế bào và các tác nhân gây bệnh), phản ứng với trực khuẩn Koch (Mycobacterium tuberculosis) - vi khuẩn gây bệnh lao.

Thông thường, các đại thực bào "bắt"trực khuẩn lao và “giam” nó vào các thể thực bào (phagosome) - một phần của tế bào cho phép cô lập các vi khuẩn lạ. Sau đó, phagosome kết hợp với lysosome, tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, LRRK2 gây cản trở cuộc chiến của cơ thể chống lại vi khuẩn nguy hiểm. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ranếuloại bỏ LRRK2 trong một tế bào hoặc sử dụng một loại thuốc phong tỏa hoạt tính của LRRK2 thì đại thực bào tiêu diệt trực khuẩn Koch hiệu quả hơn nhiều.

Các tác giả của nghiên cứu kết luận rằng cơ chế dẫn đến bệnh Parkinson cũng tương tự như vậy. Với căn bệnh này trong não tích tụ các mảng protein, gây khó cho hoạt động của não. Trong một cơ thể khỏe mạnh, hệ thống miễn dịch phải tiêu hủy những mảng tích tụ đó. Tuy nhiên, khi lượng LRRK2 tăng lên, các tế bào miễn dịch trong não bắt đầu hoạt động kém hiệu quả đi và không thể đối phó với sự tích lũy protein ngày càng tăng. Kết quả của nghiên cứu này giúp các nhà khoa học tìm ra cơ chế tiến triển của bệnh Parkinson và khám phá một loại thuốc tiềm năng mới chống lại bệnh lao.

Các tác giả tin rằng các phương pháp điều trị bệnh Parkinson hiện tại có thể được sử dụng để phát triển thuốc trị bệnh lao.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát triển thuốc chữa bệnh lao theo hướng trị bệnh Parkinson