Các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Hải quân Mỹ (NRL) đã phát triển và đăng ký bằng sáng chế lớp giáp bảo vệ từ các chất đàn hồi (elastomer) chịu nhiệt, nhẹ hơn kính chống đạn mà vẫn duy trì được những thuộc tính chống đạn tuyệt vời.
Các tấm nhựa chịu nhiệt bằng các chất đàn hồi (elastomer) là những polymer cao su, mềm, cứng đanh lại dưới tác động của các quá trình vật lý, chứ không phải là hóa chất. Kết quả là nhờ lớp bảo vệ cứng đanh lại vĩnh viễn nên nếu bị hư hỏng thì có thể khắc phục ngay lập tức ngay trong điều kiện dã chiến.
Tiến sĩ Mike Roland giải thích: "Khi được làm nóng khoảng 100 độ C, vật liệu mềm ra, các tinh thể nhỏ tan chảy và chắp nối liền các mép bề mặt bị hư hỏng. Có thể thực hiện sửa chữanhư vậy bằngbất kỳ tấm nhiệt nào như bàn là chẳng hạn, bề mặt lớp bảo vệ được luyện thành một tấm phẳng mịn mà không còn bất kỳ khiếm khuyết đáng kể nào".
Từ trước đến nay, các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Hải quân Mỹ vẫn tiến hành thử nghiệm kiểm tra lớp phủ polymer để đạt hiệu suất chịu va đập cao. Họ kết luận rằng việc sử dụng các lớp polyurea và nhựa polyisobutylene cải thiện chất lượng chống đạn của áo giáp và mũ cũng như chịu được sóng do vụ nổ gây ra.
Trang web Phys.orgviếtrằng bằng cách sử dụng các chất đàn hồi nhiệt, các nhà nghiên cứu hải quân Mỹ đã có thể duy trì chất lượng chống đạn xuất sắc của lớp phủ polyurea và nhựa polyisobutylene, đồng thời bổ sung thêm đặc tính mới: vật liệu trở nên trong suốt, nhẹ hơn so với kính chống đạn thông thường và dễ sửa chữa.
Nhờ tính phân tán của các chất đàn hồi, thiệt hại do một viên đạn gây ra chỉ hạn chế ở điểm tác động. Tiến sĩ Mike Roland khẳng định một lợi thế của vật liệu mới là bền hơn và nhẹ hơn so vớikim loại, giúp giảm đáng kể trọng lượng của các bộ phận máy bay khi phải chịu được nhiệt độ cao.
Vũ Trung Hương