Mức phạt cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng nếu vi phạm trong việc phòng chống dịch COVID-19 ở Hải Dương.

Phạt tới 80 triệu nếu vi phạm phòng chống COVID-19 ở 'ổ dịch' Hải Dương

Bài và Ảnh: Tuyết Nhung | 30/01/2021, 18:53

Mức phạt cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng nếu vi phạm trong việc phòng chống dịch COVID-19 ở Hải Dương.

Tỉnh Hải Dương hiện đang được xem là "điểm nóng", "ổ dịch" COVID-19 khi phát hiện liên tiếp những ca mắc mới trong cộng đồng những ngày qua. Tính đến thời điểm hiện nay, tỉnh Hải Dương đã phải cách ly nhiều thôn, huyện và xây dựng 3 bệnh viện dã chiến để phòng chống dịch.

chi-linh-hai-duong-5-01(1).jpg
Các lực lượng trực 24/24 giờ tại các chốt để kiếm soát chặt chẽ người, phương tiện ra, vào địa bàn Chí Linh

Để đảm bảo công tác phòng chống dịch hiệu quả nhất, bên cạnh việc cách ly thì Sở Tư pháp tỉnh Hải Dương đã ban hành hướng dẫn những khung phạt hành chính nếu người dân mắc sai phạm.

- Không tổ chức việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho người lao động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 2.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức.

- Đưa tin không chính xác về tình hình dịch bệnh COVID-19 sau khi công bố dịch hoặc công bố hết dịch theo nội dung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế cung cấp bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức). Ngoài ra, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc cải chính thông tin sai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn đã đưa tin trước đó liên tục trong 3 ngày theo quy định của pháp luật”.

- Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19 bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức) và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật”.

Trường hợp đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh COVID- 19 có thể bị xử lý theo Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015.

- Vứt khẩu trang, các chất, vật dụng đã sử dụng không đúng nơi quy định có khả năng làm lây lan dịch bệnh COVID-19 có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.

- Không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh COVID-19 có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

- Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng của bản thân hoặc của người khác mắc dịch bệnh COVID-19 bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Trường hợp làm lây lan dịch bệnh cho người khác sẽ bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

- Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh COVID-19 bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế”.

- Không thực hiện đeo khẩu trang nơi công cộng hoặc ra đường thuộc diện không cần thiết bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

- Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền dịch bệnh COVID-19 bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức.

- Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức.

Trường hợp chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như: quán bar, karaoke, dịch vụ mát xa, cơ sở thẩm mỹ, phòng tập gym/yoga/game, rạp chiếu phim…) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch COVID-19, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh sẽ bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

- Không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp dịch bệnh COVID-19 bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức.

- Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật hoặc niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức vi phạm bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

- Bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện có thể bị phạt đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước”.

- Giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người nước ngoài vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân, đối với tổ chức có thể phạt lên đến 50.000.000 đồng. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính thì tùy theo mức độ vi phạm có thể còn bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hành vi liên quan đến quy định về xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép có thể bị xử lý theo Điều 347 và 348 Bộ luật Hình sự năm 2015.

- Cản trở; xúi giục, lôi kéo; kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức.

- Dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ hoặc gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.

Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 có thể bị xử lý theo Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Bài liên quan
Thêm 53 ca mắc COVID-19 ở Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội, Bắc Ninh
Theo báo Chính phủ, đầu giờ chiều 29.1, Bộ Y tế cho biết Việt Nam ghi nhận thêm 53 ca mắc COVID-19 tại Hải Dương (47 ca), Quảng Ninh (3 ca), Hà Nội (2 ca) và Bắc Ninh (1 ca).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phạt tới 80 triệu nếu vi phạm phòng chống COVID-19 ở 'ổ dịch' Hải Dương