Theo lời tự bào chữa, Vũ thành lập nhiều công ty để kinh doanh, “không phải để thâu tóm nhà đất công sản như cáo trạng quy kết”.

Phan Văn Anh Vũ: Mua đất công vì khát khao làm giàu ở tuổi 30

Thu Anh | 07/01/2020, 21:06

Theo lời tự bào chữa, Vũ thành lập nhiều công ty để kinh doanh, “không phải để thâu tóm nhà đất công sản như cáo trạng quy kết”.

Trong phần tự bào chữa, Phan Văn Anh Vũ không đồng tình với cáo buộc của đại diện VKS. Lý giải về việc thành lập một lúc 5 công ty khác nhau, bị cáo Vũ cho rằng điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên phải bôn ba nhiều nghề; và may mắn khi trời cho năng khiếu kinh doanh bất động sản.

Giai đoạn năm 2006 – 2011, bất động sản bùng nổ nên Vũ thành lập nhiều công ty để kinh doanh, “không phải để thâu tóm nhà đất công sản như cáo trạng quy kết”. Khi biết thông tin thành ủy cho phép bán nhà đất thuộc sở hữu nhà nước cho tất cả cá nhân, Phan Văn Anh Vũ khai đã nộp đơn xin mua bởi “khát khao làm giàu ở tuổi 30”.

Theo bị cáo Vũ, kinh doanh là thuận mua vừa bán; bên bán có chủ trương hợp lý, phù hợp túi tiền nên mua; còn bán như thế nào, mua ra sao là việc của bên bán, bị cáo không thể ép… Việc giảm 10% là chủ trương chính sách của thành phố.

Nói về mối quan hệ với các lãnh đạo thành phố, Phan Văn Anh Vũ khẳng định hoàn toàn không có quan hệ anh em, bạn bè, ruột thịt với ông Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến và tất cả các bị cáo. Bị cáo Vũ cũng khẳng định không bàn bạc, chia chác lợi ích vật chất với các bị cáo trong vụ án; không có nhiệm vụ thu hồi, chuyển đổi đất và cũng không được nhà nước giao quản lý tài sản.

Trước đó, bị cáo Phan Văn Anh Vũ bị đại diện VKS đề nghị HĐXX xử phạt mức án từ 17-18 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và từ 8-9 năm tù về tội “Vi phạm các quy định đề quản lý đất đai”, tổng hợp hình phạt là từ 25-27 năm tù.

Làm theo chỉ đạo, không vụ lợi

Tự bào chữa trước tòa, bị cáo Nguyễn Văn Cán (nguyên Chánh Văn phòng UBND TP.Đà Nẵng) cho rằng khi ký các văn bản, bị cáo không nhận tiền; bản thân và các bị cáo trong vụ án này đều đã cống hiến nhiều thời gian, sức lực để xây dựng TP.Đà Nẵng nên kính mong HĐXX xem xét đến những cống hiến đó của các bị cáo.

Về phần mình, theo bị cáo Nguyễn Viết Vĩnh (nguyên Trưởng phòng Quản lý đô thị thuộc Văn phòng UBND TP.Đà Nẵng), các văn bản bị cáo soạn thảo là làm theo chỉ đạo của lãnh đạo, bị cáo cũng không ký, không ký nháy vào các văn bản. Về cáo buộc của VKS cho rằng bị cáo đã tham mưu, đề xuất để thành phố giao đất cho Công ty cổ phần xây dựng 79, bị cáo Vĩnh khẳng định không chủ động tham mưu.

Cũng mong HĐXX xem xét, giảm nhẹ hình phạt giống như hai bị cáo Nguyễn Văn Cán và Nguyễn Viết Vĩnh, nguyên Phó Chánh Văn phòng UBND TP.Đà Nẵng Đào Tấn Bằng thừa nhận đã ký vào một số văn bản, phiếu trình nhưng “việc ký là quy trình xử lý hồ sơ công việc mà không hề có động cơ vụ lợi hay cố tình vi phạm Luật đất đai”.

Được tự bào chữa trong phần tranh luận, bị cáo Nguyễn Đình Thống (cựu Giám đốc Công ty Quản lý và Khai thác đất Đà Nẵng)cho rằng VKS cáo buộc các bị cáo khác gây thiệt hại tại dự án 29 ha Khu đô thị mới Quốc tế Đa Phước là “không hợp lý”. Theo bị cáo Thống, các bị cáo đã làm lợi cho người dân, thành phố này khi kêu gọi đầu tư; biến khu mặt nước ô nhiễm thành khu đô thị giàu tiềm năng.

Nhã Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phan Văn Anh Vũ: Mua đất công vì khát khao làm giàu ở tuổi 30