Nhằm đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà, ngành giáo dục đang bước vào giai đoạn xây dựng lại chương trình sách giáo khoa ở bậc phổ thông, trên cơ sở tái cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân với sự phân biệt giữa giai đoạn giáo dục cơ bản và định hướng nghề nghiệp. Đây là một hướng đi có tính đột phá của ngành giáo dục Việt Nam.

Phân biệt giáo dục cơ bản và định hướng nghề nghiệp: đột phá của nền giáo dục?

Tiểu Vũ | 07/02/2017, 15:49

Nhằm đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà, ngành giáo dục đang bước vào giai đoạn xây dựng lại chương trình sách giáo khoa ở bậc phổ thông, trên cơ sở tái cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân với sự phân biệt giữa giai đoạn giáo dục cơ bản và định hướng nghề nghiệp. Đây là một hướng đi có tính đột phá của ngành giáo dục Việt Nam.

Tại hội nghị khởi động dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dụcngày 17.1 vừa qua ở Hà Nội, GS.Nguyễn Văn Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết: Hướng xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới lần này là sự phân biệt giữa giai đoạn giáo dục cơ bản và định hướng nghề nghiệp. Theo tôi, đây là một hướng đi có tính đột phá của ngành giáo dục Việt Nam.

Nếu giáo dục Việt Nam đi được chuẩn theo hướng này thì sẽ giải quyết được nhiều bài toán chưa có đáp số của giáo dục từ bao năm nay. Vậy, sự khác biệt giữa hai giai đoạn: giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng là gì? Theo giáo sư, giai đoạn giáo dục cơ bản sẽ ở các cấp tiểu học và THCS, còn giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là ở cấp THPT, ở giai đoạn này sẽ không có môn tích hợp và học sinh học theo định hướng nghề nghiệp. Dự kiến lớp 10 có 11 môn học bắt buộc. Lớp 11 và 12 học sinh tự chọn tối thiểu 5/11 môn ấy. Tổng số tiết của các môn tự chọn không được thấp hơn 20 tiết/tuần.

Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học để vừa đáp ứng như cầu của người học, vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên và cơ sơ vật chất của nhà trường. Như vậy, đây là hướng đi rất mở nhằm giảm áp lực học tập và tạo điều kiện cho các em bước vào cuộc sống với con đường ngắn hơn, cống hiến được nhiều hơn. Chương trình mới cũng cho phép học sinh học các môn mình yêu thích khác, nếu như trường không tổ chức được lớp học riêng. Kết quả học tập ấy vẫn được nhà trường công nhận và ghi vào học bạ. Tuy nhiên, chủ trương này theo tôicần phải được xem xét và quản lýchặt chẽ để tránh những tiêu cực.

Sự phân luồng này sẽ được thực hiện ở cuối cấp THCS, phân luồng đi liền với liên thông. Học sinh học hết chương trình THCS sẽ chia theo hai xu hướng: 60% sẽ chuyển sang học TH kỹthuật hoặc TH nghề; 40% học lên THPT theo hướng hàn lâm để tiếp tục học đại học và trên đại học.

Như vậy, nhóm 60% theo học TH kỹthuật và TH nghề kia sẽ hoàn thành khoá học khi tuổi vừa 18. Những công dân ấy có thể tìm ngay được việc làm hoặc nếu chưa muốn thì có thể học liên thông lên bậc cao hơn, nâng cao nghiệp vụ, tay nghề theo đúng chuyên ngành của mình đã học ở hệ dưới. Nếu bài toán phân luồng được giải quyết tốt sẽ mở ra cho các em nhiều cơ hội lựa chọn. Các em có thể vừa học vừa làm, tự bồi dưỡng kiến thức, tay nghề theo sở thích, khả năng của mình. Từ đó, đất nước cũng giải quyết được bài toán về nguồn nhân lực chất lượng cao, loại bỏ được tình trạng thừa thầy thiếu thợ, tình trạng thất nghiệp do lỗi của đào tạo và cả người học không định hướng được mục đích học tập.

Suy rộng ra, bài toán phân luồng này còn có thể triệt tiêu được bệnh thành tích, nạn mua bán bằng cấp, đào tạo được những nhântài góp phần phát triển bền vững đất nước. Thực ra, nhân loại đã làm giáo dục nhân bản, khai phóng, khai minh từ lâu rồi! Đã đến lúc giáo dục Việt Nam không thể trì hoãn lâu hơn nữa, buộc phải đổi mới. Tuy nhiên, việc nàyđòi hỏi sự quyết tâm lớn của ngành giáo dục. Và để bánh xe lịch sử này vận hành thuận lợi, không chỉ có ngành giáo dục mà đòi hỏi cả xã hội phải chung tay thúc đẩy, cùng vượt thoát ra khỏi vết hằn quá sâu trong tư duy giáo dục bảo thủ, trì trệ, vô tình, vô cảm, mới có thể bắt nhịp kịp tốc độ hội nhập vũ bão của thế giới.

Lã Minh Luận
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phân biệt giáo dục cơ bản và định hướng nghề nghiệp: đột phá của nền giáo dục?