BQL Khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi cho biết, việc sử dụng 50ha rừng dừa nước cho việc xây dựng làm hồ tích trữ nước phục vụ việc vận hành nhà máy bột giấy VNT19 được thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.

Phá 50ha rừng dừa cho nhà máy giấy theo chỉ đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi

Lê Đình Dũng | 07/09/2017, 18:25

BQL Khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi cho biết, việc sử dụng 50ha rừng dừa nước cho việc xây dựng làm hồ tích trữ nước phục vụ việc vận hành nhà máy bột giấy VNT19 được thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.

>>Quảng Ngãi: Phá rừng làm dự án, phản biện thì hoan nghênh, nhưng đã quyết thì phải làm

Ngày 7.9, Sở TT-TT tỉnh Quảng Ngãi cho biết, BQL Khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi đã có báo cáo lên Tỉnh ủy về một số vấn đề liên quan đến dự án nhà máy bột giấy VNT19.

Theo ông Nguyễn Minh Tài, Trưởng BQL cho hay: “Dự án nhà máy bột giấy VNT19 do Công ty cổ phầnbột giấy VNT19 làm chủ đầu tư đã được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 3.2011 với quy mô 250.000 tấn bột tẩy trắng/năm; diện tích 68,6ha tại địa bàn xóm Dâu, xã Giao Thủy, xã Bình Thới, huyện Bình Sơn”.

“Sau đó UBND tỉnh có ý kiến chuyển vị trí đến thôn Phú Long, xã Bình Phước, huyện Bình Sơn (thuộc quy hoạch KCN nhẹ Bình Hòa - Bình Phước). Đến nay, dự án này đã có 3 lần điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư. Đến thời điểm hiện tại, dự án được điều chỉnh diện tích đất sử dụng giai đoạn 1 là 117ha. Tổng vốn đầu tư khoảng gần 9.900 tỉ đồng, trong đó vốn góp khoảng 2.000 tỉ đồng. Thời gian hoạt động dự án là 50 năm kể từ ngày được cấp chứng nhận đầu tư”.

Thiết bị do chủ đầu tư nhập về được ghi nhận

Khu vực biển dự kiến cho nhà máy bột giấy VNT19 xả thải

>>Nhà máy bột giấy VNT19 ‘lộng hành’ ở Quảng Ngãi?

>>Lo nhà máy giấy VNT19 làm ô nhiễm biển, Quảng Ngãi gửi công văn cầu cứu

“Dự án được khởi công vào năm 2015, dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động cuối năm 2019. Quy định đối với nhà đầu tư phải sử dụng công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại, đồng bộ, quy trình công nghệ khép kín, đáp ứng điều kiện về các chỉ tiêu kinh tế và đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường”, ông Tài cho hay.

Về phần diện tích 50ha rừng dừa nước; BQL Khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi cho rằng: “Thông báo kết luận vào ngày 17.8.2011, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã đồng ý chủ trương về việc sử dụng diện tích rừng dừa nước này để làm hồ chứa cung cấp nước cho nhà máy”.

“Như vậy, việc sử dụng 50ha rừng dừa nước cho việc xây dựng làm hồ tích trữ nước phục vụ việc vận hành nhà máy bột giấy VNT19 được thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh. Việc lấy ý kiến cộng đồng nhân dân xã Bình Phước được UBND huyện Bình Sơn báo cáo tại công văn số 3060/UBND-DQ ngày 5.12.2016”.

“Việc đánh giá tác động môi trường, Sở TN-MT đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định số 266/QĐ-UBND ngày 23.2.2017 về phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án cải tạo nâng cấp kênh Chính Bắc và kênh B7, hệ thống kênh thủy lợi Thạch Nham”.

50ha rừng dừa nước trăm tuổi ở Bình Sơn đang đối mặt với việc bị tàn phá để phụcvụ nhà máy

>>Phản hồi vụ Quảng Ngãi vừa 'hoan nghênh' phản biện vừa quyết phá 50ha rừng

Một Thế Giới đã liên tục đăng tải các bài viết phản biện của chuyên gia, lo ngại của chính chính quyền tỉnh Quảng Ngãi về mối đe dọa ô nhiễm môi trường khi nhà máy bột giấy VNT19 triển khai. Thậm chí, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi từng gửi các công văn ra bộ ngành nhờ hỗ trợ, kiểm tra, giám sát thiết bị, quy trình xây dựng của chủ đầu tư.

Vào ngày 9.8.2017, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết lãnh đạo tỉnh đã thống nhất với đề xuất của Sở TT-TT về tổ chức họp báo chuyên đề về dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất và dự án nhà máy bột giấy VNT19. Thời gian tổ chức vào khoảng cuối tháng 8.2017. Tuy nhiên đến nay vẫn không có cuộc họp báo nào được tổ chức.

Lê Đình Dũng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phá 50ha rừng dừa cho nhà máy giấy theo chỉ đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi