PAM Air - ứng dụng theo dõi chất lượng không khí là sản phẩm “make in Viet Nam” do startup trong lĩnh vực CNTT - Dữ liệu lớn xây dựng và phát triển. PAM Air là hệ sinh thái giải pháp IoT, trong đó tất cả các thành phần của giải pháp đều được nghiên cứu, thiết kế và sản xuất bởi các chuyên gia, kỹ sư người Việt.

PAM Air giúp người dân theo dõi 'diễn biến' chất lượng không khí hàng ngày

26/11/2019, 19:33

PAM Air - ứng dụng theo dõi chất lượng không khí là sản phẩm “make in Viet Nam” do startup trong lĩnh vực CNTT - Dữ liệu lớn xây dựng và phát triển. PAM Air là hệ sinh thái giải pháp IoT, trong đó tất cả các thành phần của giải pháp đều được nghiên cứu, thiết kế và sản xuất bởi các chuyên gia, kỹ sư người Việt.

Trang web của PAM Air

Mới đây, startup PAM Air - ứng dụng theo dõi chất lượng không khí của startup Việt Nam vừa giành giải Nhất giải thưởng Công nghệ thông tin châu Á - Thái Bình Dương 2019.

Theo đại diện của nhóm startup, đứng từ góc độ nhu cầu của xã hội và điều kiện thực tế tại Việt Nam, hiện nay ô nhiễm không khí là một vấn đề mà toàn xã hội quan tâm. Tuy nhiên, thông tin về ô nhiễm không khí chưa đến được với người dân do hiện còn ít các trạm quan trắc chất lượng không khí tiêu chuẩn tại Việt Nam, kinh phí xây dựng và vận hành quá cao; chưa có trang thông tin, ứng dụng nào để người dân có thể theo dõi chất lượng không khí tại khu vực mình sinh sống thường xuyên.

Trên cơ sở đó, ứng dụng PAM Air ra đời, cung cấp bản đồ chất lượng không khí theo thời gian thực trên lãnh thổ Việt Nam. Dữ liệu của bản đồ được thu thập trực tiếp từ các thiết bị cảm biến chất lượng không khí do nhóm kỹ sư sản xuất, triển khai, vận hành và bảo trì.

Với sự tiến bộ của KH-CN, PAM Air ra đời giúp người dân sử dụng những thiết bị cảm biến với chi phí thấp hơn nhiều so với các thiết bị truyền thống, giúp theo dõi “diễn biến” chất lượng không khí hàng ngày. Chi phí thấp, sự nhỏ gọn và dễ dàng lắp đặt giúp người dùng có thể lắp đặt thiết bị tại hầu hết vị trí nào mong muốn.

PAM Air là thiết bị nằm trong hệ sinh thái PAM - Ảnh: NVCC

Hiện giải pháp đã được đưa ra thị trường từ đầu tháng 2.2019 và đến nay, PAM Air đã có trên 150 điểm đo trên toàn quốc và có mặt tại trên 30 tỉnh thành. Sắp tới, cùng sự chung tay của xã hội, đội ngũ startup của PAM Air hi vọng số điểm đo sẽ ngày càng nhiều lên và có thể có mặt tại tất cả các tỉnh thành tại Việt Nam.

Bên cạnh việc tiếp tục cải tiến thiết bị và mở rộng số lượng điểm đo, đại diện của PAM Air cho biết sẽ đưa thêm nhiều tính năng khác trên ứng dụng, kết hợp thông tin về chất lượng không khí với nhiều thông tin khác để đem lại nhiều thông tin bổ ích cho người dùng hơn.

Trước đó, Trung tâm Đổi mới sáng tạo về Internet vạn vật (IoT Innovation Hub)và công ty khởi nghiệp công nghệ D&L đã chính thức đưa Hệ sinh thái sản phẩm dựa trên nền tảng IoT PAM ecosystem do D&L nghiên cứu và phát triển vào thương mại hóa trên thị trường.

“PAM” là tên thương hiệu cho tất cả các sản phẩm và giải pháp của D&L bao gồm PAM Air, PAM Home, PAM Agriculture và PAM Library. Tất cả các giải pháp đều được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ chuyên gia và kỹ sư của D&L gồm các thiết bị phần cứng, phần mềm quản trị và các ứng dụng cho người sử dụng cuối.

Hệ sinh thái PAM gồm các thành phần IoT platform (Phần mềm nền tảng IoT); các cảm biến, thiết bị phục vụ việc theo dõi, điều khiển; các ứng dụng web, mobile cho từng mục đích cụ thể; công cụ phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytic).

Thu Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
PAM Air giúp người dân theo dõi 'diễn biến' chất lượng không khí hàng ngày