Tổng thống Mỹ Donald Trump lại cáo buộc chế độ Syria liên tục dùng vũ khí hóa học (VKHN) để giết dân thường trong cuộc nội chiến 7 năm qua. Ông cũng nhận có công ngăn chặn một cuộc "tắm máu" ở tỉnh Idlib của Syria, dù đó là kết quả của một thỏa thuận giữa hai nhà lãnh đạo Nga -Thổ Nhĩ Kỳ.
Khi chủ trì cuộc họp Hội đồng bảo an LHQ (UNSC) hôm 26.9, ông Trump nói: “Chúng ta không được quên những nguy hiểm từ vũ khí sinh học và VKHH”, kêu gọi quốc tế hành động xử lý mối đe dọa này, rồi ông nói “chính sách xả thịt dân” của chế độ Tổng thống Bashar al-Assad có sự giúp đỡ của Nga và Iran.
Chủ nhân Nhà Trắng còn nhắc nhởUNCS rằng, ông đã ra lệnh tấn công các mục tiêu của chính phủ Syria, ngay sau những vụ tấn công hóa họcvào dân thường Syria hồi tháng 4.2017 và tháng 4.2018.
Nhưng dù chỉ trích Nga và Iran, ông Trump cũng hoan nghênh hai nước này đều đã có những “kiềm chế” ở tỉnh Idlib, ổ kháng cự cuối cùng của quân nổi dậy sau khi họ không thể lật đổ chế độ Syria.
Ông nói: “Tôi muốn cảm ơn Nga và Iran đã thể theo đề nghị rất mạnh mẽ của tôi, khi hai nước này giảm thiểu nỗ lực tấn công tỉnh Idlib và 3 triệu dân sống ở đó nhằm tiêu diệt 35.000 tên khủng bố”, rồi ông nhấn mạnh Syria, Iran và Nga “đã tóm được bọn khủng bố” nhưng ông “hy vọng sự kiềm chế sẽ được kéo dài, thế giới đang trông ngóng”.
Tại cuộc họp UNSC, ông Trump tự nhận có công giúp tỉnh Idlib thoát khỏi cuộc tấn công tái chiếm của quân đội Syria có Nga yểm trợ, trong khi mọi người đều nói đó là công sức của hai nhà lãnh đạo Nga -Thổ Nhĩ Kỳ, tạo nên khu DMZ ngăn cách quân nổi dậy với quân đội Syria.
TheoAP, ngày 17.9 ở thành phố Sochi (Nga), Tổng thống Nga Vladimir Putin có cuộc nói chuyện gần 3 giờ vớiđồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.Kết quả là khu giới tuyến phi quân sự DMZ ngăn cách quân đội Syria với quân nổi dậy ở tỉnh Idlib sẽ được lập từ ngày 15.10 tới và sâu từ 15 đến 20 km. Lực lượng cơ động của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ điều phối tuần tra, theo tuyên bố của lãnh đạo Nga.
Dù ông Trump có thiện cảm với ông Putin, hai chính phủ Mỹ-Nga lại bất đồng về chuyện Syria. Nhưng các nhà phân tích cho rằng hai nhà lãnh đạo đã thống nhất hướng kết thúc cuộc nội chiến, khi họ gặp nhau hồi tháng 7 ở thủ đô Helsinki của Phần Lan. Mục tiêu chính của kế hoạch là bảo đảm ông Assad vẫn là Tổng thống Syria, đổi lại là sự bảo đảm an ninh cho Israel.
Mối quan ngại chính của ông Trump là đánh bại quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria. Khi cuộc chiến này đã hạ nhiệt, ông Trump đã gợi ý rút quân Mỹ về nước, nhưng có tin lãnh đạo quân sự Mỹ cùng các cố vấn của ông phản đối, gợi ý nguy cơ bọn IS lại trỗi dậy.
Hãng tin Mỹ bình luận bất chấp chuyện gì sẽ xảy ra với quân nổi dậy ở tỉnh Idlib, Nga đã quyết giữ Syria trong tầm ảnh hưởng về lâu dài, để Nga vừa có chân đứng ở Trung Đông, vừa là cảnh báo Mỹ và đồng minh chớ nên can thiệp vào khu vực này.
Emile Hokayem, một chuyên gia về an ninh Trung Đông của Viện Quốc tế Nghiên cứu chiến lược (Mỹ) nói: “Nga muốn một trật tự an ninh mới ở Trung Đông”.
Ông còn nói dù Nga bị quytrách nhiệm cho sự chết chóc và tàn phá khi Nga ủng hộ Tổng thống Assad, quân đội Nga đã khẳng định sức mạnh trong cuộc chiến quốc tế chống bọn IS, khiến Moscow có uy tín trong khi các thế lực phương tây không tạo được.
Liên hiệp châu Âu (EU) cũng có cuộc họp riêng về Syria, và trong ngày 27.9, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ chủ trì cuộc họp của “Nhóm Nhỏ” nhằm xác định tương lai Syria, sau nhiều năm các nước phương tây dành sự ủng hộ cho quân nổi dậy.
Ngay khi đạt được những thành công về ngoại giao, Nga cũng bảo đảm tương lai quân sự cho Syria, hôm 24.9 đã tuyên bố bán tên lửa S-300 cho Syria, một khách hàng lâu năm của công nghiệp quốc phòng Nga, và cũng là một đối tác thương mại tin cậy.
Nga cũng đang củng cố quan hệ này bằng việc xây lại các con đường, tuyến ống dẫn dầu và những tòa nhà chọc trời từng bị phá tan hoang trong cuộc nội chiến, cũng có khi bị phá hủy bằng chính vũ khí Nga.
Cùng ngày Nga -Thổ Nhĩ Kỳ đạt thỏa thuận về khu DMZ, một nhóm doanh nhân Nga cũng rời Hội chợ Quốc tế từ thủ đô Damascus của Syria bay về nước, cầm theo một số hợp đồng thương mại ở Syria sau chiến tranh.
Đầu tháng 10 tới, các công ty Nga sẽ quay lại Syriađể dự một hội thảo tái thiết Syria. Các nhà phân tích nói hoạt động kinh tế gắn kết với chiến lược gieo tầm ảnh hưởng của Moscow.
Nhà phân tích độc lập Vyacheslav Matuzov nói Nga muốn tái xây dựng hệ thống đường sắt Syria để tái lập quan hệ kinh tế chiến lược. Theo Phòng Thương mại-Công nghiệp Nga, các công ty Nga muốn có cơ hội kinh doanh lương thực, nông nghiệp và năng lượng với Syria.
Nhưng Nga không muốn tự gánh hết kinh phí tái thiết Syria vốn đòi hỏi rất nhiều tiền, nên Nga muốn phương tây giúp, và kêu gọi cộng đồng quốc tế chia sẻ trách nhiệm.
Đại sứ Syria tại LHQ,ông Staffan de Misturanói tháng 10 sẽ là một tháng quan trọng cho cả tỉnh Idlib cũng như cho nỗ lực tạo tác hòa bình cho Syria.
Bích Ngọc (theo Newsweek, AP)