Từ vụ cựu điệp viên phản Nga Sergei Skripal bị đầu độc ở Anh dẫn đến những vụ trục xuất các nhà ngoại giao Nga, Mỹ và phương Tây, một số quan chức chính phủ Mỹ muốn Tổng thống Trump hành động cứng rắn hơn với Nga, nhưng ông Trump không chịu nghe theo.

Ông Trump không chịu nghe cố vấn đề nghị cứng rắn hơn với Nga

Trần Trí | 31/03/2018, 16:30

Từ vụ cựu điệp viên phản Nga Sergei Skripal bị đầu độc ở Anh dẫn đến những vụ trục xuất các nhà ngoại giao Nga, Mỹ và phương Tây, một số quan chức chính phủ Mỹ muốn Tổng thống Trump hành động cứng rắn hơn với Nga, nhưng ông Trump không chịu nghe theo.

Theo báo New York Times, nhóm cố vấn của ông Trump nhắm chuyện áp thêm trừng phạt cùng các biện pháp khác chống Nga. Nhưng trong khi các trợ lý nói vị chủ nhân Nhà Trắng ngày càng tin Nga nguy hiểm, ông Trump vẫn không tỏ thái độ cứng rắn hơn cho dân Mỹ thấy, do ông đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Mỹ-Nga đối thoại và mối quan hệ giữa ông với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Ông Trump đã gọi điện thoại chúc mừng ông Putin tái trúng cử Tổng thống Nga 2018, và thay gợi ý một cuộc gặp thượng đỉnh với ông Putin. Nhưng ông Trump không đề cập vụ đầu độc cha con Skripal bằng chất độc thần kinh cấp quân dụng Novichok ngày 4.3 ở thành phố Salisbury (Anh).

Các quan chức Mỹ nói chủ trương cứng rắn hơn với Mỹ đã được xây dựng suốt nhiều tuần. Ngoại trưởng Rex Tillersonđã kết luận một năm nỗ lực hợp tác với Nga đã không đạt thành quả nào. Theo những người biết ông, kết quả là ông bắt đầu lập chính sách cứng rắn với Nga và được Nhà Trắng ủng hộ.

Từ đó, chính phủ Mỹ bắt đầu công khai cáo buộc Nga tấn công hệ thống điện toán ở Ukraine và các nơi khác, Nga âm mưu phá hoại mạng lưới điện Mỹ và Mỹ áp các lệnh trừng phạt với cớ Nga can thiệp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016.

Ông Tillerson càng cảm thấy phải cứng rắn hơn với Nga, sau cuộc nói chuyện với Ngoại trưởng Anh Boris Johnson, người cho ông biết vụ Nga đầu độc cha con Skripal. Thậm chí vài giờ trước khi Tổng thống Trump sa thải ông Tillerson (chính thức kết thúc nhiệm vụ ngày 31.3), chính ông có lời lẽ lên án vụ đầu độc mạnh mẽ hơn cả ông Trump.

Người thay ông Tillerson làm Ngoại trưởng, ông Mike Pompeo và tân Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng John R. Bolton đều được đánh giá là những “diều hâu” cứng rắn với Nga.

Ngày 26.3, Tổng thống Trump đã ký lệnh trục xuất 60nhà ngoại giao Nga ở Mỹ, với lý họ là điệp viên. Mỹ cũng đóng cửa Lãnh sự quán Nga ở thành phố Seattle, để phản ứng vụ cựu cha con Skripal bị đầu độc.

Ngày 29.3, Nga trả đũa bằng cách trục xuất 60 nhà ngoại giao Mỹ, đóng cửa Lãnh sự quán Mỹ ở thành phố St. Petersburg. Ngày 30.3, Điện Kremlin triệu tập 23 Đại sứ của các nước khác, để thông báo trục xuất một số nhà ngoại giao của các nước này.

Nhưng ông Trump vẫn im lặng trong lúc xảy ra những vụ trục xuất này, để những người khác lên án Nga.

Việc hàng trăm nhà ngoại giao Nga-Mỹ bị trục xuất sẽ khiến khó duy trì quan hệ bình thường song phương, đẩy quan hệ giữa hai nước xuống mức thấp nhất. Những sự hợp tác ở các lĩnh vực như nông nghiệp, chống khủng bố, quân sự và thám hiểm vũ trụ có thể bị giảm thiểu, tương tự là những thỏa thuận làm ăn, tư nhân đi lại.

Từ bất đồng ngoại giao, những khó khăn nổi lên từ ngày 30.3. Đại sứ Nga tại Washington, ông Anatoly Antonov phàn nàn Nga-Mỹ hiện quá mất tin tưởng nhau, và từ khi ông nhậm chức hồi năm ngoái, ông đã mời nhiều quan chức Mỹ đến tư dinh, nhưng họ liên tục từ chối: “Tôi nói nếu họ sợ thì hẹn gặp ở nhà hàng để bàn nhiều vấn đề. Đó là chuyện 4,5 tháng trước. Đáp lại tôi là sự im lặng”.

Sứ quán Nga cũng cáo buộc các cơquan tình báo Mỹ sốt ruột muốn tuyển dụng các nhân viên ngoại giao Nga. Lầu Năm Góc thì nói họ không được Nga báo trước vụ thử quả tên lửa đạn đạo liên lục địa Quỷ sứ Satan 2, và các chuyên gia nói sự thiếu liên lạc này có thể dẫn đến những tính toán sai.

Hiện Nga-Mỹ vẫn có Đại sứ ở mỗi nước, nên mối liên lạc cấp cao về những vấn đề sẽ vẫn tiếp tục, tương tự thời đỉnh điểm của khủng hoảng tên lửa ở Cuba.

Nhưng hoạt động ngoại giao cơ bản-gồm cấp visa, dịch vụ lãnh sự, các sự kiện văn hóa đang bị thu nhỏ, chậm dần hoặc bị ngưng hẳn.

Nhiều nhà ngoại giao thắc mắc Sứ quán Mỹ ở Moscow sẽ hoạt động thế nào. Đa phần gánh nặng dồn lên vai Đại sứ Jon M. Huntsman Jr. Sứ quán Mỹ đã phải hoạt động ì ạch, sau khi Nga hồi hè 2017 trục xuất 755 nhân viên ngoại giao Mỹ, để phản ứng việc Mỹ trừng phạt Nga với cớ Nga can thiệp bầu cử Mỹ.

Trước khi có đợt trục xuất mới nhất, danh sách chờ được cấp visa nhập cảnh Mỹ du lịch ở Moscow đã là danh sách chờ dài nhất thế giới. Nay phải mất 250 ngày mới được ngày hẹn, so với 4 ngày ở Bắc Kinh và 31 ngày ở New Delhi (Ấn Độ).

Trung Trực (theo New York Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Trump không chịu nghe cố vấn đề nghị cứng rắn hơn với Nga