Toàn bộ hoạt động giao dịch diễn ra bình thường. Khách hàng gửi tiền, vay tiền… được đảm bảo quyền lợi của mình.

Ông Trần Bắc Hà: Hệ thống MHB hòa nhập vào BIDV đúng chuẩn

Một Thế Giới | 26/05/2015, 05:47

Toàn bộ hoạt động giao dịch diễn ra bình thường. Khách hàng gửi tiền, vay tiền… được đảm bảo quyền lợi của mình.

Đến hết ngày 22.5 thương hiệu MHB (Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)) chính thức chấm dứt hoạt động. Từ 0 giờ ngày 23.5 toàn hệ thống của MHB đã hòa nhập vào BIDV (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam). Đến nay 44 chi nhánh, 187 phòng giao dịch của MHB trên toàn quốc đã được chuyển theo đúng nhận diện của BIDV. Đây là thông báo chính thức mà ôngTrần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT BIDV, công bố trong buổi lễ ký kết biên bản bàn giao toàn hệ thống, sáp nhập MHB vào BIDV sáng 25.5. 
Theo ông Trần Bắc Hà, công tác hoán đổi cổ phần 1:1 giữa hai ngân hàng đã hoàn tất. Các cổ đông của MHB chính thức trở thành cổ đông BIDV. Việc sáp nhập đảm bảo mọi quyền lợi hợp pháp của khách hàng, cổ đông và người lao động của hai ngân hàng. Sáp nhập nhanh nhưng đúng chuẩn .
Phóng viên:Có ý kiến cho rằng toàn bộ tiến trình sáp nhập chỉ diễn ra 55 ngày là quá thần tốc?
+ Ông Trần Bắc Hà: Đây là thương vụ sáp nhập nhanh nhưng thận trọng, chặt chẽ đúng pháp luật. Tuy nhiên, có nhiều cơ sở thuận lợi để BIDV có thể làm nhanh và đúng chuẩn như thế. Điểm dễ thấy là hai ngân hàng đều thuộc sở hữu chi phối của Nhà nước trong đó BIDV sở hữu nhà nước chiếm 95,76% và MHB 91,26%. Nói cách khác, hai ngân hàng có cùng một chủ là Nhà nước nên đây cũng là nhiệm vụ và được thực hiện theo trình tự, quy định. Đặc biệt trong quá trình hợp nhất chúng tôi thường xuyên xin ý kiến của Ngân hàng Nhà nước khi có vướng mắc. Sau đó triển khai ngay trong ngày, giao nhiệm vụ phân công cụ thể cho từng người ngay khi có quyết định. Hơn nữa đây không phải là lần đầu tiên BIDV làm việc này, mà kinh nghiệm sáp nhập hợp nhất đã được Nhà nước giao và làm trong nhiều năm trước.

Sau khi sáp nhập theo phương thức bàn giao nguyên trạng, những công ty con của MHB như MHBS sẽ được xử lý như thế nào, thưa ông?

+ Chúng tôi tiếp nhận theo nguyên lý nguyên trạng. Từ đó sẽ đánh giá đầy đủ từng trường hợp cụ thể để xử lý. Tất nhiên sau sáp nhập sẽ còn có những nhiệm vụ khác, những vấn đề vướng mắc cần được tiếp tục tháo gỡ. Riêng Công ty Chứng khoán MHBS trực thuộc MHB hiện nay đang được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đưa vào dạng kiểm soát đặc biệt nên câu trả lời sẽ dành dịp khác.

An toàn và có lợi cho người dân

Tiến trình sáp nhập suốt 55 ngày, dòng tiền cũng như hoạt động của MHB có gì bất thường không, thưa ông?

+ Từ ngày 1.4, khi bắt đầu công bố thông tin MHB sẽ sáp nhập vào BIDV, trên thị trường từ đó đến nay (toàn bộ tiền gửi, tiền vay hay các nghiệp vụ ngân hàng như bảo lãnh thanh toán…) mọi hoạt động vẫn diễn ra bình thường, thông suốt, không ách tắc. Song về mặt tâm lý, khách hàng cũng băn khoăn. Có những câu hỏi như: “Sau khi sáp nhập chúng tôi có được đảm bảo quyền lợi không?”. Hay: “Hiện nay chúng tôi đang trình MHB vay gói 30.000 tỉ đồng mua nhà ở xã hội. Sắp tới có được vay nữa không?”… Tôi khẳng định một lần nữa, toàn bộ hoạt động giao dịch diễn ra bình thường. Khách hàng gửi tiền, vay tiền… được đảm bảo quyền lợi của mình, không có gì thay đổi.

Sau khi hợp nhất sẽ không tránh khỏi những mâu thuẫn giữa hai mô hình, chiến lược kinh doanh giữa MHB và BIDV?

+ Về chiến lược kinh doanh, MHB vốn là ngân hàng bán lẻ phát triển mạnh ở khu vực ĐBSCL. BIDV cũng đang là ngân hàng bán lẻ. Tại ĐBSCL, MHB có khoảng 17 đơn vị và BIDV có 13 chi nhánh nên việc hợp nhất sẽ bổ sung mạng lưới rộng để tập trung nguồn lực phục vụ cho người dân khu vực này. Tổng dư nợ tín dụng của khu vực ĐBSCL của hai ngân hàng đến nay khoảng 30.000 tỉ đồng. Trong ba năm tới dự kiến sẽ tăng dư nợ cho khu vực này lên 100.000 tỉ đồng. Việc mở rộng cho vay đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn hiện nay cũng nằm trong chủ trương của Nhà nước và BIDV cũng đang hướng tới.

Yên Trang /Pháp Luật TPHCM
Sau khi sáp nhập, BIDV đã bổ sung thêm nguồn lực tài chính với tổng tài sản tăng lên thành 700.000 tỉ đồng, vốn điều lệ là hơn 34.000 tỉ đồng. Hệ thống ngân hàng có 1.000 điểm giao dịch trên toàn quốc với nhân sự hơn 24.000 cán bộ, công nhân viên. Thương vụ sáp nhập này sẽ làm hoàn thiện thêm nội dung cơ sở cho quá trình sáp nhập đối với những ngân hàng sau. Đây cũng là cơ sở để các thương vụ mua bán giữa các tổ chức tín dụng diễn ra suôn sẻ hơn, tạo lập thị trường mua bán nợ lành mạnh, minh bạch. Ông TRẦN BẮC HÀ,Chủ tịch HĐQT BIDV
Bài liên quan
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong phòng ngừa tội phạm cướp ngân hàng
Ngày 21.11, Công an TP.HCM tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai thực hiện các giải pháp phòng ngừa tội phạm cướp tài sản tại các ngân hàng trên địa bàn TP.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Trần Bắc Hà: Hệ thống MHB hòa nhập vào BIDV đúng chuẩn