ĐBQH, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân phát biểu trước Quốc hội rằng ở Việt Nam có hai nhóm lao động: Làm cho nhà nước thì làm 5 ngày/tuần còn lao động làm cho doanh nghiệp thì 6 ngày/tuần. "Điều này không bình đẳng. Ở các nước khác không có Luật Lao động nào lại tách riêng công chức làm 8 giờ còn công nhân làm 10 giờ, chỉ có Việt Nam mới có chuyện phân biệt như thế này".

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Chỉ VN mới có công chức làm 8 giờ, công nhân làm 10 giờ

Nam Phong | 23/10/2019, 17:01

ĐBQH, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân phát biểu trước Quốc hội rằng ở Việt Nam có hai nhóm lao động: Làm cho nhà nước thì làm 5 ngày/tuần còn lao động làm cho doanh nghiệp thì 6 ngày/tuần. "Điều này không bình đẳng. Ở các nước khác không có Luật Lao động nào lại tách riêng công chức làm 8 giờ còn công nhân làm 10 giờ, chỉ có Việt Nam mới có chuyện phân biệt như thế này".

>>Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm bật khóc khi tranh luận về Bộ luật Lao động

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 14, chiều 23.10, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường Quốc hội về Bộ luật Lao động (sửa đổi). Mở đầu buổi thảo luận chiều nay, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thiện Nhân đãđưa sự kiện cuộc bãi công tại thành phố Chicago (Mỹ) năm 1886 với khẩu hiệu "ngày làm việc 8 tiếng và 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi" hay khẩu hiệu thứ hai là "làm 8 giờ mà không giảm tiền lương" để nói về xu thế giảm giờ làm cho người lao động.

Nói về hiệu quả của quy định thời gian làm việc, Bí thư Thành ủy TP.HCM khẳng định nếu người lao động làm việc từ 40 giờ/tuần trở lên sẽ không đem lại hiệu quả lâu dài vì năng suất lao động không tăng. Ở nước ta, từ năm 1960, công chức làm mỗi tuần 6 ngày và 48 giờ/tuần; từ 1999 thì làm 40 giờ/tuần. "Chúng ta thực hiện chậm hơn thế giới nửa thế kỷ".

Ông cho rằng, ở Việt Nam đang tồn tại sự bất bình đẳng đối với người lao độngkhi đang có hai nhóm lao động: Làm cho nhà nước thì làm 5 ngày/tuần còn lao động làm cho doanh nghiệp thì 6 ngày/tuần.

"Điều này không bình đẳng. Ở các nước khác không có Luật Lao động nào lại tách riêng công chức làm 8 giờ còn công nhân làm 10 giờ. Họ chỉ có một quy định chung. Chỉ có Việt Nam mới có chuyện phân biệt như thế này", ĐBQH Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.

Theo ĐBQH Nguyễn Thiện Nhân, trên thế giới chỉ còn số ít nước có lao động trên 40 giờ/tuần, còn lại là dưới 40 giờ/tuần. "Như Đức, họ chỉ còn làm việc 5 ngày với 26 giờ/tuần. Họ là nước có năng suất lao động cao nhất thế giới, nền kinh tế đứng thứ 4 thế giới và đứng đầu châu Âu. Tôi cho rằng cần có lộ trình chuyển lao động từ 48 giờ/tuần xuống 40 giờ trong vòng 10 năm tới. Trước mắt có thể xuống 44 giờ, sau đó, từ năm 2030, chúng ta sẽ làm 5 ngày với tất cả người lao động", ĐBQHNguyễn Thiện Nhân nói.

Cũng theo ĐBQHNguyễn Thiện Nhân, làm thêm giờ về ngắn hạn thì doanh nghiệp, người lao động có lợi trước mắt, nhưng về lâu dài sức khỏe của người lao động bị suy giảm, năng suất lao động không tăng. Nhiều thống kê đã cho thấynếu làm việc trên 40 giờ thì năng suất lao động không tăng.

Nói về thứ mà người Việt Nam muốn là gì, ĐBQHNguyễn Thiện Nhân cầm cuốn sách nói về hạnh phúc trên tay và nói: "Hạnh phúc của người Việt Nam lâu nay chúng ta nêu nhiều giá trị. Vừa qua có cuốn sách nghiên cứu về hạnh phúc của người Việt Nam, kết quả điều tra cho thấy người Việt Nam mong muốn có thu nhập, nhà ở, việc làm. Nhưng có đến 95% mong muốn có gia đình hòa thuận, 73% mong con cháu tiến bộ. Nếu cứ làm việc 9-10 giờ/ngày quanh năm thì không có gia đình hạnh phúc đâu".

Ông Nhân cũng bày tỏ việc không tán thành ý kiến của đại biểu Vũ Tiến Lộc rằng, "nói làm thêm là tự nguyện nhưng không phải, đó chỉ là một phần thôi bởi công nhân không thể không làm khi ông chủ đề nghị".

"Tăng năng suất lao động, nguồn gốc phải đổi mới công nghệ, giảm giờ làm chứ không phải là ngược lại. Việc tăng giờ làm chỉ làm giảm năng suất lao động. Làm thêm giờ thì càng mệt, năng suất càng giảm", đại biểu Nguyễn Thiện Nhân nói.

Nam Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Nguyễn Thiện Nhân: Chỉ VN mới có công chức làm 8 giờ, công nhân làm 10 giờ