Nếu diễn ra, cuộc gặp thượng đỉnh tháng 5 tới giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un sẽ là cuộc gặp mang tính lịch sử, nhưng các chuyên gia lo ngại hai nhà lãnh đạo sẽ lập kế hoạch gì, nhằm có được bước đột phá sau hơn 50 năm không có quan hệ ngoại giao.

Ông Kim Jong-un muốn gì ở Tổng thống Donald Trump?

21/03/2018, 20:26

Nếu diễn ra, cuộc gặp thượng đỉnh tháng 5 tới giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un sẽ là cuộc gặp mang tính lịch sử, nhưng các chuyên gia lo ngại hai nhà lãnh đạo sẽ lập kế hoạch gì, nhằm có được bước đột phá sau hơn 50 năm không có quan hệ ngoại giao.

Tổng thống Trump đồng ý gặp ông Kim Jong-un - Ảnh: Getty Images

Sau một năm khẩu chiến Mỹ-Triều, hồi đầu năm 2018, ông Kim Jong-un đề nghị đối thoại song phương liên Triều, trước thềm Olympic mùa đông 2018 ở Pyeongchang (Hàn Quốc).

Quan hệ hai miền được cải thiện, hai bên cùng tham gia vài sự kiện, nhưng Mỹ ngại ủng hộ cuộc đối thoại và tăng trừng phạt nhằm chặn Triều Tiên làm ăn với láng giềng Nga, Trung Quốc. Ông Trump cáo buộc hai nước này vi phạm lệnh cấm vận kinh tế nhưng Bắc Kinh và Moscow đều bác bỏ.

Hoàn toàn cô lập thương mại Triều Tiên là cốt lõi trong chủ trương “gây sức ép tối đa” của ông Trump đối với Triều Tiên, và ông nói chủ trương này đã khiến ông Kim Jong-un ngỏ ý gặp ông Trump.

Sau cuộc gặp ông Kim Jong-un ở Bình Nhưỡng, đặc sứ Hàn Quốc Chung Eui-yong bay qua Mỹ gặp các quan chức Mỹ, và tại cuộc họp báo ngày 8.3 tại Nhà Trắng, ông cho biết lãnh đạo Triều Tiên muốn gặp Tổng thống Mỹ.

Cho đến nay, Bình Nhưỡng vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều. Nhưng khi cuộc gặp đến gần, những yêu sách của Bình Nhưỡng đối với Mỹ đã ngày càng rõ ràng đối với người chú ý tình hình.

Ông Kim Jong-un đã công bố Triều Tiên chính thức hoàn tất thế lực hạt nhân hồi tháng 11.2017, tiếp sau những thành công trong việc thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) được cho là có thể phóng tới lãnh thổ Mỹ.

Bất chấp những lệnh trừng phạt quốc tế nghiêm khắc, Bình Nhưỡng biện hộ việc phát triển các vũ khí hạt nhân nhằm ngăn chặn nguy cơ Mỹ xâm lược, vào lúc Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự và tăng sức ép lên Bình Nhưỡng.

Theo ông Joel Witt, cựu quan chức ngoại giao Mỹ và là đồng sáng lập dự án 38 Vĩ độ Bắc ở Viện Đại học John Hopkins, Triều Tiên, nói tại một hội thảo do Viện tổ chức hôm 19.3: “Nếu quý vị hỏi một người Triều Tiên rằng họ muốn gì, thì câu trả lời sẽ là Mỹ cần có hành động tiến tới bình thường hóa quan hệ Mỹ-Triều, dỡ bỏ lệnh cấm vận và tiến đến một hiệp định hòa bình”.

Một thỏa thuận hòa bình sẽ có ý nghĩa, vào lúc Triều Tiên vẫn trong tình trạng chiến tranh với Hàn Quốc có Mỹ ủng hộ, sau cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) tạm ngưng bằng một thỏa thuận ngưng bắn. Kết quả là bán đảo Triều Tiên có một vùng phi giới tuyến phi quân sự (DMZ) vũ trang dày đặc, quan chức mỗi nước hiếm khi vượt qua, dù liên Triều chính thức ủng hộ khả năng bán đảo Triều Tiên tái thống nhất.

Bà Suzanne DiMaggio, nhà nghiên cứu cấp cao ở tổ chức nghiên cứu New America (Mỹ) nói tại cuộc hội thảo: sự thành bại của cuộc gặp thượng đỉnh cực kỳ cao, vì lệ thuộc vào hai nhà lãnh đạo vẫn đang cố gắng tự chứng tỏ là nguyên thủ quốc gia. Bà nói hai bên cần tích cực làm việc, để bảo đảm cuộc gặp không có nguy cơ trở thành một “vở diễn”.

Bà DiMaggio nói điều nghiêm trọng hơn là chuyện gì sẽ xảy ra nếu cuộc gặp không thành công? Bà cho rằng nó sẽ có thể phá hỏng viễn cảnh đạt được quan hệ ngoại giao, và đột nhiên xem ra phương án quân sự là không thể tránh khỏi: “Tôi nghĩ đó là kịch bản tệ nhất, và chúng ta cần thật sự làm việc để tránh điều đó”.

Đã có những phân tích cảnh báo về giả thiết Mỹ-Triều đánh nhau: số người chết sẽ là một triệu người, bất kể đấy không là cuộc chiến tranh hạt nhân. Còn nếu là chiến tranh hạt nhân thì các nhà ngoại giao ước tính số tử vong phải là hàng triệu người. Đó còn là cuộc chiến mà quân Mỹ chưa bao giờ tham gia, và là một thách thức nghiêm trọng cho quân đánh chiếm dù Lầu Năm Góc có ưu thế quân sự mạnh hơn.

Bà DiMaggio nói thêm: “Bất chấp các quan ngại này, tôi phải thừa nhận ông Trump đã có động thái nghiêm túc nhắm tới ngoại giao. Nên nếu cuộc gặp thượng đỉnh có kết quả, tôi cho rằng có thể kết quả là một bước đột phá lịch sử. Và theo quan điểm riêng của tôi, chúng ta ngay lúc này phải làm mọi điều để bảo đảm cuộc gặp thành công”.

Ngày 21.3, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nói có thể diễn ra cuộc gặp 3 bên gồm ông với ông Kim Jong-un và ông Trump. Mục tiêu là kết thúc mối đe dọa hạt nhân và đem lại hòa bình cho bán đảo Triều Tiên.

Tháng 4 tới, ông Moon jae-in sẽ gặp lãnh đạo Triều Tiên. Và những ngày qua, Hàn Quốc cử các đoàn đến các nước có liên quan để bàn việc sớm thúc đẩy cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều.

Bảo Vĩnh (theo Newsweek)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Kim Jong-un muốn gì ở Tổng thống Donald Trump?