Hãng tin Reuters nêu ý kiến của giới chuyên gia về ý định gần đây của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte khi ông muốn giảm bớt mua vũ khí Mỹ để chuyển sang mua vũ khí, khí tài của Trung Quốc, Nga, rằng đó là điều không dễ.

Ông Duterte không dễ mua vũ khí của Nga và Trung Quốc

Tuấn Anh | 06/10/2016, 06:03

Hãng tin Reuters nêu ý kiến của giới chuyên gia về ý định gần đây của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte khi ông muốn giảm bớt mua vũ khí Mỹ để chuyển sang mua vũ khí, khí tài của Trung Quốc, Nga, rằng đó là điều không dễ.

Trong lầncông kích Washington mới nhất hôm 4.10, ông Dutertethan phiền rằng Mỹ từ chối bán một số vũ khí cho Manila và dọa sẽ chuyển sang mua vũ khí của Nga và Trung Quốc.

Ông tuyên bố: “Nếu Mỹ không muốn bán vũ khí, tôi sẽ chuyển sang mua của Nga. Tôi đã gửi một số tướng tá sang làm việc với phía Nga. Kremlin nói họ có đủ những thứ chúng tôi cần. Còn Trung Quốc thì nói rằng chỉ cần vài chữ ký là sẽ chuyển ngay mọi thứ cho Philippines”.

Trong thời gian qua, mối quan hệ Mỹ-Philippines đã có nhiều dấu hiện rạn nứt. Ông Duterte nhiều lần tuyên bố sẽ đẩy mạnh hợp tác với Trung Quốc và Nga đồng thời cho thấy ngày càng rõ hơn ý định của ông muốn đưa Philippines rời xa các mối quan hệ lâu đời với đồng minh Mỹ, trong đó có quan hệ quân sự.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng ý định của ông Duterte muốn chuyển sang mua vũ khí của Nga và Trung Quốc trên thực tế sẽ gây ra nhiều trở ngại cho Philippines. Chủ yếudo quân đội Philippines trước nay vốn đã quá quen thuộc với các trang thiết bị cũng như phương thức chiến đấu của Mỹ.

Hiện nay, Mỹ là nước cung cấp vũ khí lớn nhất cho Philippines theo thống kêvề chi tiêu quốc phòngcủa Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm. Trong 2 năm gần đây, 2 nước đồng minh đã liên tục đẩy mạnh hợp tác quân sự, thể hiện qua nhiều đợt tập trận chung.

Chuyên giaMỹ huấn luyện quân lính Philippines - Ảnh: Breaking Defense

Tàu quân sự của Mỹ trong thời gian này cũng xuất hiện nhiều hơn tại Philippines. Trong chương trình tài trợ của Washington dành cho cácnước mua vũ khí của Mỹ, Manila cũng được hưởng nguồn kinh phí lớn nhất (50 triệu USD vào năm 2015). Nhiều tướng tá Philippines cũng đãtừng học võ bịtại Mỹ.

Giáo sư Javad Heydarian thuộcĐại học De La Salle (Philippines) nhận xétquá trình phụ thuộc lâu dài vào nguồn vũ khí của Mỹ sẽ buộc Philippines phải cải tổ lại một số cơ chế quản lý quân sự nếu muốn chuyển sang sử dụng khí tài của Trung Quốc và Nga.Giáo sư nói: “Sẽ có một số vấn đề về phương thức bố trí quản lý. Quân đội Philippines sẽ tốn nhiều năm để thích nghi với các công nghệ mới”.

Các trở ngại còn đến từ vấn đề khôngtương thích giữa các hệ thống trang thiết bị của Nga hay Trung Quốc so với của Mỹ.

Chuyên gia Lyle Goldstein thuộc Đại học Chiến tranh hải quân Mỹ phân tích mặc dù Nga có thể bán cho Manila cáchệ thống vũ khí tối tân nhất nhưng Philippines sẽ gặp nhiều khó khăn để kết hợp sử dụng số vũ khí mới với các trang thiết bịcó sẵn của Mỹ.Ông nói: “Ta không thể tự tiện mua radar của nước này rồi lại đi mua tên lửa của nước khác. Các hệ thống vũ khí phải tương thích với nhau”.

Ngoài việc mua bán vũ khí, Mỹ còn tham gia huấn luyện và hỗ trợ bảo trì trang thiết bị cho quân đội Philippines. Trong khi đó, Nga và Trung Quốc lại không có thế mạnh trong lĩnh vực đào tạo và hỗ trợ quân sự, theo phân tích của chuyên gia Amy Searight thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ).

Chuyên gia Searight nói: “Mỹ nổi tiếng về khả năng hỗ trợ các nước khác xây dựng thực lực quân sự. Điều quan trọng không chỉ nằm ở chỗtrang bị thêm vũ khí hay thiết bị mà còn ở việc xây dựng thực lực của quân đội”.

Ngoài ra, giới chuyên gia cũng cho rằng có khả năng ông Duterte dọa chuyển sang mua vũ khí của Nga và Trung Quốc chỉ nhằm thuyết phục Mỹ giảm giá bán trang thiết bị quân sự cho Philippines. Các hệ thống vũ khí của Trung Quốc và Nga thường rẻ hơn so với của Mỹ.

Huỳnh Hy (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Duterte không dễ mua vũ khí của Nga và Trung Quốc