Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an xác định ông Đinh La Thăng cùng các cựu lãnh đạo PVB đã có sai phạm trong dự án Ethanol Phú Thọ.

Ông Đinh La Thăng tiếp tục bị đề nghị truy tố

16/02/2020, 11:15

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an xác định ông Đinh La Thăng cùng các cựu lãnh đạo PVB đã có sai phạm trong dự án Ethanol Phú Thọ.

Ông Đinh La Thăng tiếp tục bị đề nghị truy tố trong vụ Ethanol Phú Thọ

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và 9 đồng phạm về tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại Khoản 3 Điều 224 Bộ luật Hình sự.

Đây là vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí - PVB (Ethanol Phú Thọ).

Kết quả điều tra cho thấy năm 2007, ông Đinh La Thăng thay mặt HĐQT PVN ký nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư dự án Ethanol Phú Thọ.

Một năm sau, PVN lập Ban chỉ đạo triển khai các dự án nhiên liệu sinh học, do ông Thăng làm Trưởng ban.

Để thực hiện dự án Ethanol nói trên, PVB tiến hành mời gói thầu TK05 với nội dung: "Thiết kế, mua sắm, cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công trình Nhà máy sản xuất Ethanol nhiên liệu sinh học phía Bắc”.

Có 6 bộ hồ sơ của các nhà thầu tham gia ứng tuyển, trong đó hồ sơ của Liên danh PVC/Alfa Laval/Delta-T. Tuy nhiên, chủ đầu tư kết luận không có nhà thầu nào đạt tiêu chuẩn.

Cơ quan điều tra xác định dù 6 nhà thầu không ai đủ điều kiện nhưng ông Đinh La Thăng và cấp dưới vẫn ký nhiều công văn, chỉ đạo thực hiện chỉ định thầu cho Liên danh PVC/Alfa Laval/Delta-T tham gia dự án trên.

Khi chủ đầu tư PVB có báo cáo thẩm định Liên danh này không đáp ứng yêu cầu, ông Thăng và đồng phạm tiếp tục chỉ đạo việc đồng ý chủ trương giao cho Liên danh của PVC thi công gói thầu.

Căn cứ công văn chỉ đạo của ông Thăng và cựu lãnh đạo PVN, tháng 6.2009, Công ty CP Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí ra quyết định chỉ định thầu cho liên danh PVC và ký hợp đồng EPC, chi hàng nghìn tỉ đồng cho dự án.

Quá trình thực hiện, do liên danh PVC/Alfa Laval/Delta-T không đủ năng lực nên dự án nhà máy Ethanol Phú Thọ phải dừng thi công từ tháng 3.2013, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền lớn.

Cơ quan An ninh điều tra xác định vụ án xảy ra tại PVB gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Các bị can hầu hết là những người giữ vị trí chủ chốt trong các đơn vị kinh tế quan trọng, được Nhà nước tin tưởng giao quản lý vốn và thực hiện dự án, công trình lớn.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện, các bị can đã vi phạm pháp luật, gây thiệt hại lớn về kinh tế, khiến dư luận bức xúc nên cần xử lý nghiêm.

Quá trình điều tra, ông Thăng thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác với cơ quan chức năng. Trước đây, bị can có thành tích xuất sắc trong công tác. Kết luận điều tra đề nghị VKSND tối cao áp dụng các tình tiết giảm nhẹ theo quy định đối với cựu Chủ tịch PVN.

Dự án Ethanol Phú Thọ có vốn đầu tư ban đầu khoảng 1.700 tỉ đồng, sau điều chỉnh lên hơn 2.400 tỉ đồng, dự án nằm trên diện tích 50 ha, chủ yếu là đất trồng lúa ở huyện Tam Nông, Phú Thọ.

Được triển khai sớm nhất trong số 3 dự án sản xuất Ethanol nhiên liệu của PVN, song đến nay nhà máy này vẫn chưa hoàn thành do nhà thầu là Tổng công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) dừng thi công từ tháng 11.2011.

Thanh tra Chính phủ xác định dự án nhà máy Ethanol Phú Thọ đã tiêu tốn hơn 1.500 tỉ đồng nhưng đến thời điểm thực hiện thanh tra (tháng 9.2016) vẫn dang dở, bế tắc.

Ông Thăng liên quan 2 vụ án gồm Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế khiến PVN mất 800 tỉ đồng khi góp vốn vào Oceanbank và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại PVC liên quan Trịnh Xuân Thanh.

Bốn lần hầu tòa sau khi kháng cáo cả 2 bản án sơ thẩm, ông Thăng không được giảm án. Bị cáo lĩnh 13 năm tù trong vụ án PVN góp vốn vào Oceanbank và nhận mức 18 năm trong vụ án còn lại.

Theo Hoàng Lam/Zing

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Đinh La Thăng tiếp tục bị đề nghị truy tố