Thế vận hội Mùa hè 2016 kéo dài từ ngày 5.8 đến 21.8 tại Brazil sẽ trở thành nơi để các nước phá vỡ kỷ lục của chính mình hay lần đầu tiên tạo nên lịch sử. Nhiều nước tìm cách vượt qua số huy chương nhận được trong kỳ đại hội trước đó, trong khi một số nước với những vận động viên tài năng vẫn “lận đận” trong việc chinh phục đỉnh cao của Thế vận hội.

Olympic 2016: Những quốc gia háo hức chờ huy chương đầu tiên trong lịch sử

Hàn Giang | 02/08/2016, 19:12

Thế vận hội Mùa hè 2016 kéo dài từ ngày 5.8 đến 21.8 tại Brazil sẽ trở thành nơi để các nước phá vỡ kỷ lục của chính mình hay lần đầu tiên tạo nên lịch sử. Nhiều nước tìm cách vượt qua số huy chương nhận được trong kỳ đại hội trước đó, trong khi một số nước với những vận động viên tài năng vẫn “lận đận” trong việc chinh phục đỉnh cao của Thế vận hội.

Mỹ thường giành được nhiều huy chương vàng nhất trong mỗi kỳ Thế vận hội và hứa hẹn sẽ tiếp tục thể hiện khả năng của trong 3 tuần tới ở Brazil, để bổ sung những huy chương mới vào bộ sưu tập 976 huy chương đang sở hữu. Trong khi đó, bất kỳ vận động viên Azerbaijan nào chiến thắng tại Rio 2016 sẽ nhận được khoản tiền thưởng trị giá 510.000 USD.

Đoàn thể thao đến từ Anh (Team GB) cũng cho thấy sự quyết tâm khi đặt mục tiêu đánh bại chính kỳ tích đã tạo ra trên sân nhà vào năm 2012, khi giành được 64 huy chương với 29 huy chương vàng.

Tuy nhiên, trong 206 nước thuộc Ủy ban Olympic quốc gia, hiện chỉ có 75 nước từng giành được huy chương trong các kỳ thế vận hội. Điều này có nghĩa là 131 nước còn lại vẫn đang hy vọng những vận động viên tài năng của mình sẽ 1 lần trong đời chạm đến đỉnh cao tại thế vận hội và đem về ít nhất 1 tấm huy chương cho tổ quốc.

Ai sẽ là người phá vỡ kỷ luật của những kỳ đại hội trước hay bất ngờ trở thành anh hùng sau 3 tuần tranh tài tại Brazil? Dưới đây là 6 ứng viên được mong chờ tạo nên kỳ tích và mang lại vinh quang cho đất nước.

1. Siddikur Rahman (Golf, Bangladesh).

Bangladesh lần đầu tham gia Thế vận hội vào năm 1984 tại Los Angeles (Mỹ). Dân số: 161 triệu người.

Tay golfSiddikur Rahman.

Bangladesh đứng đầu danh sách những quốc gia có dân số lớn nhất chưa bao giờ giành được một huy chương tại thế vận hội. Do đó, người dân nước này sẽ rất tự hào khi tay gofl Siddikur Rahman mang về một tấm huy chương hay trở thành một trong 5 tay gofl đáng xem nhất.

Rahman là con trai của một người điều khiển xe kéo, lớn lên tại một trong những khu ổ chuột ở Dhaka và bắt đầu làm việc tại một câu lạc bộ golf vào năm 10 tuổi. Tại Asian Tour 2009, ông 3 lần lọt top 10 bảng xếp hạng các tay golf và đứng thứ 55 tại vòng loại Rio 2016.

Cơ hội huy chương: Tay golf của Bangladesh hoàn toàn có khả năng tranh huy chương tại Thế vận hội 2016 ở Brazil khi nhiều ngôi sao hàng đầu thế giới không tham gia đại hội do lo ngại virus Zika. Bất ngờ là rất lớn.

2. Brice Etes ( Điền kinh 800m, Monaco ).

Monaco lần đầu tham gia thế vận hội năm 1920 tại Antwerp (Bỉ). Dân số: 30.800 người.

Brice Etes.

Đất nước Monaco nổi tiếng với những chiếc xe chạy tốc độ cao trên đường phố, nhưng điều đó không thể tạo ra bất cứ một huy chương nào cho quốc gia này tại mỗi kỳ thế vận hội. Nhiều thế hệ vận động viên của Monaco đã thay thế nhau tham gia 28 Olympic, nhưng vẫn tiếp tục trắng tay ngay trước Rio 2016.

Tuy nhiên tại Thế vận hội 2016 ở Brazil, người Monaco có thể đặt hy vọng vào vận động viên điền kinh Brice Etes ở cự ly 800m nam. Năm 2015, Etes đã lọt vào bán kết giải vô địch thế giới, đồng thời cũng vào đến bán kết tại giải vô địch châu Âu năm 2010.

Cơ hội huy chương: Với những thành tích khá ấn tượng của mình, Etes sẽ là một ẩn số ở cự ly 800m nam ở Thế vận hội 2016.

3. Alessandra Perilli (Bắn đĩa bay nữ, San Marino ).

San Marino có vận động viên tham gia Thế vận hội lần đầu vào năm 1960 tại Rome (Italia). Dân số: 31.450 người.

Alessandra Perilli.

Khoảnh khắc thể thao ấn tượng nhất của đất nước này có lẽ là vào năm 1993, khi các cầu thủ San Marino ghi bàn vào lưới đội tuyển Anh tại vòng loại World Cup chỉ sau…8,3 giây. Quốc gia bé nhỏ nằm trong lãnh thổ Italia này cũng đến gần với khoảng khắc vàng tại Thế vận hội London 2012, khi Alessandra Perilli bỏ lỡ huy chương Olympic đầu tiên ở những vòng cuối cùng.

Tay súng Perilli đã giành được huy chương vàng tại ISSF World Cup 2015, tạo ra một điểm tựa để bước lên đỉnh cao tại Thế vận hội 2016 ở Brazil. Ngoài ra, chị gái của Perilli là Arianna vừa giành được huy chương bạc châu Âu trong năm 2015, cũng có mặt tại Brazil để tranh tài với những vận động viên khác.

Cơ hội huy chương: Bộ đôi Perilli-Arianna đang tạo ra niềm hy vọng cho người San Marino lần đầu tiên nhìn thấy quốc kỳ của nước này được kéo lên trên bục trao huy chương. Một trong hai, hay thậm chí cả hai tay súng, sẽ có những thành tích bất ngờ tại Rio 2016.

4. Rudolf Knijnenburg ( Súng ngắn hơi nam, Bolivia ).

Bolivia lần đầu tiên tham gia Thế vận hội vào năm 1936 tại Berlin (Đức). Dân số: 10,670 triệu người.

Rudolf Knijnenburg.

Bolivia là quốc gia duy nhất ở Nam Mỹ vẫn đang “mòn mỏi” chờ đợi một huy chương Olympia, mặc dù đã 18 lần thi đấu ở đại hội thể thao mùa hè và mùa đông. Đất nước này cũng không có nhiều hy vọng trong những bộ môn khác, khi 1/3 số lượng vận động viên của đoàn thể thao Bolivia tham gia bộ môn điền kinh.

Tuy nhiên, Kodolf Knijnenburg là một điểm sáng hiếm hoi trong bộ môn bắn súng đang tạo ra hy vọng cho người hâm một nước nhà thay vì bộ môn điền kinh. Knijbenburg là vận động viên súng ngắn hơi nam cự lư 10m duy nhất tại Athens (Hy Lạp) vào năm 2004, và không tham gia 2 thế vận hội liên tiếp sau đó (2008 và 2012).

Nhưng Knijbenburg đã quyết định quay trở lại ở Rio 2016 và sẽ là chướng ngại vật lớn trên con đường chinh phục huy chương của đối thủ.

5. Osea Kolinisau (Bóng bầu dục 7 người, Fiji).

Fiji tham gia thế vận hội lần đầu vào năm 1956 tại Melbourne (Úc). Dân số: 881.000 người.

Osea Kolinisau.

Trong thế vận hội năm 2012 tại London (Anh), Fiji chỉ có vận động viên điền kinh cự ly 400m Kakelesi Bulikiobo và ném lao Leslie Copeland đủ điều kiện tham gia. Nhưng trong năm 2016, Brazil dường như mở rộng cửa hơn với Fiji, khi 2 đội bóng bầu dục 7 người của nước này đều tham gia và được đánh giá cao.

Đội bóng bầu dục 7 người nữ của Fijicó thể là những người đầu tiên mang về huy chương đầu tiên cho đảo quốc châu Đại Dương. Trong trường hợp đội bóng nữ không thể thực hiện được giấc mơ của người Fiji, trọng trách sẽ chuyển sang cho đội bóng bầu dục nam dưới sự dẫn dắt của đội trưởng Osea Kolinisaukhi trận chung kết nam diễn ra 3 ngày sau trận chung kết nữ.

6. Rosa Keleku Lukusa (Taekwondo, Cộng hòa Dân chủ Congo).

Cộng hòa Dân chủ Congo tham gia Olympic lần đầu tiên vào năm 1968 tại Mexico City (Mexico). Dân số: 61,510 triệu người.

Rosa Keleku Lukusa.

Congo cần làm nhiều hơn để đạt được những thành tích khả quan, khi đây là quốc gia đứng thứ 2 trong danh sách những nước đông dân chưa từng sở hữu 1 huy chương Olympic.

Tám năm trước tại Bắc Kinh, kình ngư số 1 Congo Stany Kempompo Ngangola đã thực hiện khá tốt phần thi của mình ở nội dung 400m sở trường, nhưng đáng tiếc kết quả thu được vẫn là con số 0 và ông không thể mang về bất cứ huy chương nào cho đất nước.

Hy vọng năm nay của Congo tập trung vào 3 vận đông viên thuộc 3 bộ môn chạy marathon, Judo và Taekwondo.

Trong đó, Rosa Keleku Lukusa có lẽ là điểm sáng nhất trong những tia hy vọng có phần mờ nhạt của người dân Congo. Lukusa trước đó đã giành huy chương đồng tại giải vô địch Taekwondo Châu Phi năm 2016.

Hàn Giang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
8 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Olympic 2016: Những quốc gia háo hức chờ huy chương đầu tiên trong lịch sử