Ít ai biết rằng ở Cai Lậy, Tiền Giang tồn tại một khu mộ cổ làm bằng hợp chất huyền thoại – ô dước. Ngoài những giá trị về kỹ thuật xây dựng, nỗi oan bị vua ra lệnh xiềng xích của ngôi mộ cổ này còn là di sản văn hóa vô giá của nơi đây.

Oan khuất cả thế kỷ của ngôi mộ cổ bị vua xưa xiềng xích

Một Thế Giới | 17/07/2014, 14:30

Ít ai biết rằng ở Cai Lậy, Tiền Giang tồn tại một khu mộ cổ làm bằng hợp chất huyền thoại – ô dước. Ngoài những giá trị về kỹ thuật xây dựng, nỗi oan bị vua ra lệnh xiềng xích của ngôi mộ cổ này còn là di sản văn hóa vô giá của nơi đây.

Dám mặc áo vua đi… thăm ruộng 

Đến xã Long Khánh, huyện Cai Lậy, Tiền Giang hỏi về khu mộ bị xiềng xích thì không phải bất kì ai cũng biết rõ. Theo lời kể của các vị cao niên và qua đối chiếu với tư liệu lịch sử địa phương thì khu mộ bị xiềng xích là của vợ chồng ông Lê Phước Tang. 
Cho đến tận bây giờ người dân ở xã Long Khánh vẫn thường lưu truyền về câu chuyện hai người con trai của ông Tang dám mặc áo vua đi … thăm ruộng khiến cả dòng họ bị tru di tam tộc, tang tóc ngất trời.
Ông Lê Phước Tang là nhân vật có thật và chính ông đã khai hoang mở đất vùng miệt vườn dọc theo sông Ba Rài mà nay là xã Long Khánh, huyện Cai Lậy.
Theo đó, vào khoảng nửa sau thế kỷ XVII, ông Lê Phước Tang lúc này là một viên cai quản đồn điền. Do bất mãn với chính sách của quan sở tại, ông dẫn một đoàn người từ miền ngoài vào Nam lập nghiệp. 
Nhờ có chút học vấn, lại dám nghĩ dám làm, nhanh nhẹn tháo vát nên chẳng mấy chốc gia đình ông Tang ruộng vườn cò bay thẳng cánh, lúa thóc đầy bồ.
Trở thành phú nông, ông Tang thường xuyên giúp đỡ người nghèo khó, tạo điều kiện để dân vùng khác đến khai hoang, được dân trong vùng yêu mến, nể trọng. Sau, vùng đất ông khai hoang gọi là làng Hòa Thuận, nay là xã Long Khánh. 
Hiện, tại xã Thanh Hòa, cạnh Long Khánh còn có con rạch mang tên là rạch Ông Tang để nhớ công mở đất của người đầu tiên đến nơi này.

Cho đến tận bây giờ người dân ở xã Long Khánh vẫn thường lưu truyền về câu chuyện hai người con trai của ông Tang dám mặc áo vua đi… thăm ruộng khiến cả dòng họ bị tru di tam tộc, tang tóc ngất trời. Không những thế, vua còn sai đánh roi và xiềng mả vợ chồng ông Tang để phạt tội “Dưỡng bất giáo”.

Để tìm hiểu kỹ hơn về câu chuyện, chúng tôi đã tìm về xã Long Khánh, huyện Cai Lậy, Tiền Giang. Và theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm gặp cụ Nguyễn Hồng Đảm, 86 tuổi, ngụ tại Long Khánh. Cụ Đảm là người sống gần khu mộ ông Tang, cũng là người am tường nhất những giai thoại tại nơi này.

Theo lời cụ Đảm, thì lúc chúa Nguyễn Phúc Ánh (Nguyễn Ánh – vua Gia Long sau này) chạy trốn sự truy đuổi của quân Tây Sơn đã lưu lạc về vùng miệt vườn hoang sơ này và được gia đình ông Tang cho tá túc. 
Cảm phục lòng thương người, tận tụy với chúa của ông Tang, Nguyễn Phúc Ánh đã phong chức Khâm sai Cai cơ cho ông. Không những thế, trước khi rời đi, chúa còn tin cẩn mà gởi lại hành lý nhờ nhà ông Tang trông giữ.

Có công cứu chúa, được chúa tin yêu, nhưng cả dòng họ nhà ông Lê Phước Tang lại vướng phải đại họa cũng bởi hai người con trai dám ngang nhiên “khi quân phạm thượng”.

Máu chảy đầu rơi,  tru di tam tộc

Khi Lê Phước Tang mất, hai con trai của ông là Lê Phước Tánh và Lê Phước Khỏa (tục gọi là cậu Gương và cậu Sen – theo cứ liệu lịch sử địa phương) được thừa hưởng gia nghiệp nhà Lê Phước.

Lúc này, nhà Tây Sơn đang chiếm thế thượng phong, chúa Nguyễn phải trốn chui trốn nhủi để tránh sự truy sát. Do vậy, triều phục của Nguyễn Phúc Ánh gửi lại, Gương và Sen cũng tỏ ý coi thường.

Vua lệnh “tru di tam tộc”, tịch thu toàn bộ gia sản của dòng họ Lê Phước. Cả gia tộc đang hồi thịnh vượng, phút chốc lâm vào cảnh điêu tàn, máu chảy đầu rơi.
Cụ Nguyễn Hồng Đảm kể lại: “Dân gian lưu truyền rằng, Gương và Sen còn dám mặc triều phục của vua để đi thăm ruộng. Và mặc cho dân làng, cũng như người thân hết mực can ngăn, Gương và Sen vẫn ngang nhiên không hề khiếp sợ. 
Không những thế, hai cậu còn cười lớn, đem chúa Nguyễn ra ví von bằng những lời vô cùng tục tĩu”. Cũng theo lời cụ Đảm, có giai thoại còn nói rằng, Gương và Sen đã đem triều phục của nhà vua để khâm liệm cho cha mẹ.

Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh phục quốc và lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long. Nhớ ơn xưa, Gia Long liền cho người đi tìm gia đình Lê Phước Tang để trọng đãi. Do ông Tang đã qua đời, nên nhà vua định phong tước hầu và ban thưởng bổng lộc cho Lê Phước Tánh và Lê Phước Khỏa.

Liền sau đó, những hành động “khi quân phạm thượng” của Gương và Sen truyền đến tai vua. Gia Long nổi trận lôi đình vì những lời nói tục tĩu và sự coi thường triều phục của Gương và Sen. 
Nguyễn Ánh không những không nhớ đến ân tình cứu chúa ngày xưa mà còn đưa ra hình phạt tàn nhẫn, khốc liệt nhất đối với nhà ông Tang.
Vua lệnh “tru di tam tộc”, tịch thu toàn bộ gia sản của dòng họ Lê Phước. Cả gia tộc đang hồi thịnh vượng, phút chốc lâm vào cảnh điêu tàn, máu chảy đầu rơi. Dân gian kể lại, về phần vợ chồng ông Tang, đã chết cũng không yên thân. 
Oan khuat ca the ky cua ngoi mo co bi vua xua xieng xich
Hai cây thị cạnh khu mộ ông Tang 
Vua truy tội ông bà là “dưỡng bất giáo”, nghĩa là nuôi con mà không dạy dỗ, để chúng làm chuyện “đại nghịch bất đạo”. Vua phạt đánh roi và xiềng xích mồ mả của vợ chồng ông Tang. 
Cụ Đảm nói thêm: “Không những thế, người xưa còn cho rằng, hai cây thị to trong khu mộ ông Tang, chính là thị do vua cho trồng. Sở dĩ là cây thị vì nó mang hàm ý khinh khi, miệt thị đến muôn đời về sau”.  

Bá Nguyễn

Kỳ tới: Sự thật về sự diệt vong của cả gia tộc

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Oan khuất cả thế kỷ của ngôi mộ cổ bị vua xưa xiềng xích