Một nghiên cứu khoa học đã phát hiện tỷ lệ sinh giảm có thể liên quan đến sự ô nhiễm do đốt nhiên liệu hóa thạch.

Ô nhiễm do nhiên liệu hóa thạch có thể làm giảm tỷ lệ sinh sản

Đan Thuỳ | 16/12/2021, 10:51

Một nghiên cứu khoa học đã phát hiện tỷ lệ sinh giảm có thể liên quan đến sự ô nhiễm do đốt nhiên liệu hóa thạch.

Trong 50 năm qua, tỷ lệ sinh con tại Đan Mạch đã giảm dần. Nghiên cứu mới tập trung vào Đan Mạch, nhưng xu hướng giảm tỷ lệ sinh cũng xuất hiện ở các quốc gia công nghiệp phát triển khác. Theo các nhà nghiên cứu, cứ 10 trẻ em tại Đan Mạch thì có 1 trẻ được sinh ra nhờ hỗ trợ sinh sản và hơn 20% đàn ông không thể có con. Sự sụt giảm này dường như bắt đầu từ khi công nghiệp hóa. Các chuyên gia đã cảnh báo xu hướng này có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng nhân khẩu học khi tỷ lệ người già nhiều hơn người trẻ.

Niel Erik Skakkebaek, Giáo sư tại Đại học Copenhagen (Đan Mạch), tác giả chính của nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Reviews Endocrinology, cho biết: “Chúng ta phải nhận ra rằng chúng ta biết quá ít về tình trạng vô sinh trong dân số nên bước tiếp theo cần làm là tìm hiểu lý do tại sao rất nhiều cặp vợ chồng trẻ không có con”.

Tỷ lệ sinh giảm thường phụ thuộc vào các yếu tố văn hóa và kinh tế - xã hội, chẳng hạn như sự gia tăng trong việc dùng các biện pháp tránh thai và phá thai, sự thay đổi vai trò của phụ nữ trong xã hội, chẳng hạn giáo dục và sự tham gia vào lực lượng lao động đã làm chậm quá trình sinh đẻ. Nhưng dữ liệu cho thấy số ca mang thai đã giảm trước khi thuốc tránh thai được tung ra, số ca phá thai nói chung đang giảm dần qua các năm song tình trạng sẩy thai ngoài ý muốn đã tăng 1-2% kể từ năm 1990.

Thay vào đó, ngày càng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tỷ lệ vô sinh ở người ngày càng tăng do các nguyên nhân sinh học, bao gồm 74.000 trường hợp ung thư tinh hoàn hằng năm, không đủ chất lượng tinh trùng và trứng, dậy thì sớm ở trẻ em gái và sự gia tăng số lượng dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh trai.

5f5aadf6da790108c16b3885579e1d99.jpeg
Tỷ lệ sinh đang giảm dần có thể do ảnh hưởng từ nhiên liệu hóa thạch - Ảnh: Internet

Xu hướng như vậy không thể giải thích về mặt di truyền vì quá trình tiến hóa diễn ra trong thời gian dài hơn và nhiều thế hệ hơn, vì vậy Skakkebaek và các đồng nghiệp của ông đang kêu gọi cộng đồng khoa học xem xét tác động của việc môi trường tiếp xúc với các chất ô nhiễm hóa học độc hại từ nhiên liệu hóa thạch kể từ bắt đầu công nghiệp hóa.

Nhiên liệu hóa thạch có mặt ở khắp nơi và chất ô nhiễm từ chúng được tìm thấy trong máu, nước tiểu, tinh dịch, nhau thai, sữa mẹ và mô mỡ. Nhiều chất ô nhiễm từ nhiên liệu hóa thạch là chất gây rối loạn nội tiết, có nghĩa là chúng can thiệp vào hệ thống nội tiết của cơ thể con người và có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản.

“Chúng tôi biết từ nhiều nghiên cứu được thực hiện trên động vật rằng nhựa, hóa chất… có thể gây ra các vấn đề trong quá trình sinh sản của động vật. Chúng tôi không thể thực hiện các nghiên cứu phơi nhiễm như vậy ở người, điều đó sẽ không hợp đạo đức nhưng những gì chúng tôi biết từ các nghiên cứu trên động vật đủ để gây lo lắng”, Skakkebæk cho biết.

Các nghiên cứu cho thấy chuột cống và chuột nhắt trải qua những thay đổi di truyền ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chúng khi tiếp xúc với sự phá vỡ nội tiết bởi các hóa chất độc hại. Nghiên cứu trên người vẫn chưa có nhiều nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hóa chất gây rối loạn nội tiết có thể liên quan đáng kể đến các bệnh sinh sản ở nam giới.

Dữ liệu trên động vật cho thấy khả năng sinh sản của con cái và con đực bị ảnh hưởng khác nhau với cùng mức độ phơi nhiễm và thời kỳ mang thai sớm là thời điểm đặc biệt nhạy cảm để các hóa chất này có tác động gây rối loạn.

Tuy nhiên, các liên kết này sẽ phải được kiểm tra và đánh giá một cách có hệ thống về quan hệ nhân quả. Những thay đổi trong lối sống như ít hoạt động thể chất, hút thuốc, tỷ lệ béo phì ngày càng tăng, uống rượu và thay đổi chế độ ăn uống cũng phải được lưu ý.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày liên tục
8 giờ trước Sự kiện
Thủ tướng đồng ý với phương án Bộ LĐ-TB-XH đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 9 ngày liên tục.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ô nhiễm do nhiên liệu hóa thạch có thể làm giảm tỷ lệ sinh sản