Những chia sẻ của Phạm Hoài Sơn – Cựu sinh viên IFY khóa 4, hiện đang là sinh viên năm 2 ngành Quản trị kinh doanh, trường Đại học Massachusette – Boston (Umass Boston) sẽ giúp chúng ta có thêm một vốn kiến thức về văn hóa sống cũng như môi trường học tập tại Mỹ.

Nước Mỹ – tôi đã sẵn sàng!

Một Thế Giới | 25/03/2014, 19:11

Những chia sẻ của Phạm Hoài Sơn – Cựu sinh viên IFY khóa 4, hiện đang là sinh viên năm 2 ngành Quản trị kinh doanh, trường Đại học Massachusette – Boston (Umass Boston) sẽ giúp chúng ta có thêm một vốn kiến thức về văn hóa sống cũng như môi trường học tập tại Mỹ.


Mỹ – đất nước cách Việt Nam đến nửa vòng trái đất. Văn hóa Mỹ và văn hóa Việt cũng khác nhau tới 180 độ. Bài viết dưới đây là những trải nghiệm, kinh nghiệm của mình tại Mỹ – những điều mình muốn chia sẻ với tất cả các bạn, mình mong rằng đây là một hành trang giúp các bạn sớm thích nghi được với cuộc sống ở nơi đây.

 Văn hóa sống

Tại Mỹ, sự độc lập và tự chủ luôn được ưu tiên. Người Mỹ luôn đề cao sự thẳng thắn, nếu không đồng tình với ý kiến của đối phương thì họ sẵn sàng đưa ra nhận xét có tính chất xây dựng. Đây là điểm yếu của sinh viên Việt Nam, thường rụt rè, ngại ngần không dám đưa ra ý kiến. Điều này sẽ hạn chế bạn trong việc tiếp thu bài giảng, đặc biệt là khi làm việc nhóm.

 Học tập và nghiên cứu

Khi học một lớp mới nên ngồi kết thân với một sinh viên Mỹ, thường thì người lớn tuổi dễ gần hơn và cũng học nghiêm túc hơn. Tiếp xúc với họ bạn sẽ có cơ hội nâng cao vốn tiếng Anh của mình, đặc biệt nếu giáo viên giảng nhanh quá bạn không ghi kịp thì có thể hỏi người bên cạnh. Sinh viên Việt Nam thường gặp khó khăn trong việc nghe giảng trên lớp, vì bạn sẽ phải tiếp xúc với nhiều từ chuyên ngành, cộng thêm việc giáo viên có thể đến từ nhiều nước khác nhau nên kiểu cách nói (hay gọi là “accent”) cũng rất khác nhau.

o gan truong nen minh thuong di bo toi truong hang ngay

 Vì thế trước khi lên lớp nên đọc trước các tài liệu để nắm được ý chính của bài giảng cũng như hiểu các từ mới. Nếu có khó khăn, bạn có thể hỏi giáo viên (có thể hẹn gặp trực tiếp hoặc viết email). Họ luôn sẵn sàng giúp bạn, nhưng nên chú ý là phải hỏi cụ thể, không nên hỏi lan man hoặc những câu đã có sẵn đáp án trong sách. Lưu ý là chỉ nên hỏi khi bạn thực sự cần giúp đỡ. Trước kì thi nên luyện các đề có từ năm trước để nắm được dạng bài, luyện tập cách suy luận cũng như giúp kiểm tra tồng thể  mình nắm chắc phần nào và phần nào cần xem lại. Khi đã làm quen và nhuần nhuyễn với các bài test thì tốc độ phân tích của bạn cũng tăng và có thể giúp bạn làm bài thi tốt hơn.

 Chỗ ở

Du học sinh có ba kiểu ở: sống cùng với người Mỹ địa phương (homestay), ở ký túc xá của trường (sống chung với sinh viên quốc tế khác) và chung nhà/căn hộ ngoài.

 Ở homestay không phải sắm đồ đạc vì đã có sẵn, được ăn 2 bữa/ngày, tiếng Anh cũng được nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên, hình thức này khá đắt và phần nào mất đi sự tự do vì sống ở nhà người ta nên mình cũng cần tuân theo một số quy định.

Ở ký túc xá của trường chung với các sinh viên quốc tế là môi trường rất tốt giúp sinh viên Việt Nam nhanh chóng hòa nhập cuộc sống mới, cải thiện khả năng tiếng Anh. Ký túc xá còn lo luôn chuyện nấu ăn nếu bạn muốn, tuy giá khá đắt.

 Ở chung với sinh viên nước ngoài có thể sẽ gặp một số chuyện không vừa ý như bát đũa ăn xong không rửa, phòng khách bếp không dọn dẹp, hay tổ chức party thâu đêm có thể ảnh hưởng đến việc học của bạn. Cách phổ biến nhất là tìm người cùng thuê chung nhà riêng hoặc căn hộ. Hình thức này vừa chủ động hơn trong việc tìm người phù hợp ở chung và giá lại có thể rẻ hơn nhiều. Tuy nhiên ở ngoài thì bạn sẽ phải tự nấu ăn, dọn dẹp. Khi thuê nhà bên ngoài, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về luật, đọc thật cẩn thận hợp đồng thuê nhà, nếu chưa thông thạo đọc hợp đồng tiếng Anh nên nhờ hỏi người có kinh nghiệm.
chuyen da ngoai dau tien voi ban moi 

Hành lý

Những giấy tờ trong hành lý xách tay: Hộ chiếu, vé máy bay, thư mời học, các thông tin về trường, nơi ở bên Mỹ và các giấy tờ liên quan

Hành lý mang theo: bạn nên mang theo những đồ cần thiết như: Vật dụng cá nhân (bàn chải, dầu gội, sữa tắm) để dùng cho tháng đầu tiên, sau đó bạn có thể mua ở siêu thị. Đối với trang phục: bạn nên mang theo quần jean áo phông vì đây là trang phục ở đa số các trường Đại học và cao đẳng Mỹ, tuy nhiên, bạn không nên mang quá nhiều vì đến mùa giảm giá bạn có thể mua được rất nhiều đồ hiệu với giá rất hợp lý. Tất cả các hành lý mang theo đều phải đưa cho nhân viên kiểm soát của sân bay kiểm tra để đảm bảo an ninh, vì thế nên dùng loại khóa TSA (khóa mã) để tránh bị phá khóa khi nhân viên an ninh muốn mở hành lý để kiểm tra.

 Phương tiện đi lại

Ở Mỹ, có nhiều cách để lựa chọn cho việc đi lại. Điều đó dựa vào nơi bạn ở. Nếu ở trong trường, bạn chỉ cần đi bộ. Khi phải ra ngoài, bạn có thể sử dụng một trong các phương tiện sau: xe đạp, xe buýt, tàu lửa và xe điện ngầm, taxi,  xe riêng,…

 Trang web hữu ích

Vé máy bay về Việt Nam: (Nếu về nghỉ hè nên mua vé từ tháng 1 – 2 để có giá vẻ rẻ)

http://www.statravel.com/

http://www.studentuniverse.com/

http://www.gatewaylax.com/

Thông tin xếp hạng các trường tại Mỹ

http://www.usnews.com/

Tìm nhà thuê

http://www.apartments.com/

http://www.move.com/apartments/

Phạm Hoài Sơn (Duhocsinhviet.com)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nước Mỹ – tôi đã sẵn sàng!