Liệu việc bảo vệ Đài Loan có phải là lằn ranh đỏ đối với Mỹ hay không đang nổi lên như một trong những cuộc tranh luận chính sách đối ngoại chủ đạo ở Washington.

Nước Mỹ đang tranh cãi việc có nên bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc dùng vũ lực

Anh Tú | 11/10/2021, 15:25

Liệu việc bảo vệ Đài Loan có phải là lằn ranh đỏ đối với Mỹ hay không đang nổi lên như một trong những cuộc tranh luận chính sách đối ngoại chủ đạo ở Washington.

Trong tháng 10, ở cả hai bờ eo biển Đài Loan đều đánh dấu những ngày kỷ niệm lịch sử bằng mắt nhìn về phía bên kia. Trong một bài phát biểu hôm 9.10, kỷ niệm 110 năm kể từ khi lật đổ triều đại cuối cùng của Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc lại mong muốn về “sự thống nhất” không thể tránh khỏi của Đài Loan với Trung Quốc. Đại diện những người muốn thấy hòn đảo trở lại quyền kiểm soát của đại lục, ông Tập nói, “hãy chọn về phía lẽ phải của lịch sử”.

Ông Tập mong muốn một sự thống nhất "hòa bình" với Đài Loan. Bắc Kinh vẫn coi hòn đảo là một phần lãnh thổ có chủ quyền của mình - bất kể nó đã duy trì một hình thức tự trị kể từ năm 1949. Trong bài phát biểu, chủ tịch Trung Quốc đã đưa ra lời cảnh báo rõ ràng đối với giới lãnh đạo của Đài Loan: “Những ai quên đi lịch sử, phản bội đất nước và tìm cách ly khai đất mẹ sẽ không có kết cục tốt đẹp”.

Lời cảnh báo đó đã được Đài Loan đáp lại mạnh mẽ vào ngày hôm sau. Tại buổi lễ kỷ niệm của đảo Đài Loan, bà Thái Anh Văn cho biết hòn đảo sẽ tăng cường khả năng phòng thủ “để đảm bảo rằng không ai có thể buộc Đài Loan đi theo con đường mà Trung Quốc đã vạch ra cho chúng tôi”. Bà nói, con đường đó “không mang lại một lối sống tự do và dân chủ cho Đài Loan, cũng không mang lại chủ quyền cho 23 triệu người dân của chúng tôi”.

tap-tran.jpg
Trung Quốc tập trận bắn đạn thật tại eo biển Đài Loan - Internet

Ngoài lời qua tiếng lại, các va chạm trên thực tế cũng hình thành. Trong tuần qua, Trung Quốc đã điều gần 150 máy bay chiến đấu vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. Đây là số lượng cao kỷ lục về số lần xâm nhập vùng nhận diện phòng không trong 1 tuần. Các cuộc diễn tập này đã khiến Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Chiu Kuo-cheng cảnh báo rằng một “vụ tiếng nổ sai” có thể gây ra một cuộc xung đột tàn khốc. Ông Chiu cũng nói với một ủy ban trong hội đồng dân cử rằng Trung Quốc có thể sẵn sàng cho một cuộc xâm lược toàn diện vào hòn đảo này vào năm 2025.

Đài Loan vẫn tỉnh táo trước nguy cơ - và dường như Mỹ cũng vậy. Báo cáo tuần trước từ Wall Street Journal chỉ ra sự hiện diện của một đợt triển khai nhỏ quân đội Mỹ ở Đài Loan, phục vụ trong huấn luyện. Về mặt kỹ thuật, Mỹ có thể công nhận Bắc Kinh (là đại diện duy nhất của Trung Quốc) thay vì Đài Bắc, nhưng họ đang làm sâu sắc thêm quan hệ với quốc đảo này. Trong khi đó, một nhóm các nhà lập pháp ở Washington ngày càng muốn thấy Mỹ từ bỏ "sự mơ hồ trong chiến lược" suốt nhiều thập kỷ đối với Đài Loan để có một cam kết quốc phòng mạnh mẽ hơn.

Đồng thời, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cố gắng hạ nhiệt căng thẳng đang gia tăng với Bắc Kinh. Tháng trước, ông Biden nói tại Liên Hợp Quốc rằng ông không muốn thấy một "Chiến tranh Lạnh" mới với Trung Quốc.

Đài Loan chỉ được một số quốc gia chính thức công nhận và bị cấm trở thành thành viên đầy đủ của hầu hết các tổ chức quốc tế lớn. Nhưng họ vẫn gắng thể hiện mình là một bên liên quan có trách nhiệm trên trường quốc tế. Trong thời kỳ đại dịch, Đài Loan nhanh chóng trở thành một mô hình cho cách thức quản trị minh bạch, dân chủ có thể hạn chế hiệu quả sự lây lan của một loại vi rút nguy hiểm. Dưới thời bà Thái, hòn đảo này cũng cũng đón nhận các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ từ Hồng Kông, những người là gai trong mắt của Bắc Kinh.

Giờ đây, Đài Loan nhận thấy mình đang “ở tuyến đầu của một cuộc xung đột ý thức hệ mới”, bà Thái lập luận trong một bài luận gần đây cho Foreign Affairs. Bà viết: “Khi các quốc gia ngày càng nhận ra mối đe dọa mà giới cầm quyền Trung Quốc gây ra, họ nên hiểu giá trị của việc làm việc với Đài Loan. Theo cách này, bà lập luận, nền dân chủ tự do mạnh mẽ của Đài Loan sẽ là “trở ngại đối với tham vọng khu vực” của Bắc Kinh. Bà nói tiếp: “Họ nên nhớ rằng nếu Đài Loan sụp đổ, hậu quả sẽ là thảm khốc đối với hòa bình khu vực và thế giới dân chủ”.

Trong nhiều năm, người ta thường cho rằng một cuộc xâm lược Đài Loan sẽ quá tốn kém đối với Trung Quốc. Theo logic, nó sẽ gây ra một thiệt hại thảm hại trên chiến trường, phá vỡ nền kinh tế Trung Quốc vốn quyện chặt với chuỗi cung ứng toàn cầu và phá hủy vị thế quốc tế của Bắc Kinh. Nhưng động lực học đang chuyển dịch.

Ở một mức độ nhất định, ông Tập đã liên kết di sản chính trị của mình với việc đưa Đài Loan trở về với Trung Quốc. Chủ nghĩa dân tộc được nhà nước khuyến khích ngày càng sâu sắc ở Trung Quốc (kèm thái độ thù địch với quan điểm phương Tây) cũng như các cuộc chiến thương mại đang diễn ra với Mỹ và các đồng minh, có thể làm thay đổi quan điểm của Bắc Kinh đối với hành động khiêu khích. Khả năng của quân đội Trung Quốc đang phát triển một cách đáng kinh ngạc và có thể đã đến giai đoạn mà sự hiện diện lâu dài của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương không còn đủ sức răn đe. Các nhà hoạch định quân sự ở cả hai nước đều coi một cuộc đọ sức tiềm tàng đối với Đài Loan chỉ là vấn đề thời gian.

Liệu việc bảo vệ Đài Loan có phải là lằn ranh đỏ đối với Mỹ hay không đang nổi lên như một trong những cuộc tranh luận chính sách đối ngoại chủ đạo ở Washington. Một cuộc thăm dò mới từ Hội đồng Chicago về Các vấn đề Toàn cầu cho thấy - lần đầu tiên sau gần 4 thập kỷ được hỏi - hơn một nửa số người Mỹ được khảo sát ủng hộ việc sử dụng quân đội Mỹ để bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc dùng vũ lực.

Nhưng không phải ai ở Mỹ cũng muốn vậy. “Tầm quan trọng chiến lược của Đài Loan đối với Mỹ thậm chí không đủ để gây ra một cuộc chiến tranh với Trung Quốc”, bà Emma Ashford một thành viên cấp cao trong Sáng kiến ​​Tương tác Mới của Mỹ tại Trung tâm Chiến lược và An ninh Scowcroft thuộc Hội đồng Đại Tây Dương đã gửi thư cho ông Matthew Kroenig, Phó giám đốc Trung tâm Chiến lược: “Có những quốc gia ở châu Á - chẳng hạn như Nhật Bản và Hàn Quốc – mới đủ quan trọng để Mỹ cam kết bảo vệ. Nhưng trong trường hợp của Đài Loan, sự mất cân bằng về lợi ích và cái giá quá cao”.

Ông Kroenig phản bác: “Mỹ và các đồng minh đã xây dựng và bảo vệ một hệ thống dựa trên luật lệ trong 75 năm qua nhằm tạo ra hòa bình, thịnh vượng và tự do chưa từng có trên toàn cầu. Tôi không muốn đánh đổi điều đó cho một thế giới mà ở đó người Mỹ đứng trước các nước cậy khỏe nuốt chửng các nước láng giềng bằng lực lượng quân sự - hoặc tệ hơn, thua trong một cuộc chiến tranh bá quyền dẫn đến sự kết thúc của trật tự này và sự trỗi dậy của một Hệ thống do Trung Quốc lãnh đạo”.

Hiện tại, các nhà phân tích lo lắng về nguy cơ tính toán sai lầm ngày càng tăng khi lực lượng quân sự của Washington và Bắc Kinh ngày càng phát triển. Danny Russel, cựu trợ lý ngoại trưởng (2013-2017), nói với New York Times, “Còn lại rất ít lớp cách điện trên hệ thống dây điện của mối quan hệ và không khó để tưởng tượng việc mắc một số dây chéo dẫn đến gây chập cháy”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nước Mỹ đang tranh cãi việc có nên bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc dùng vũ lực