Từng bỏ 6 tỉ xây trường mẫu giáo cho trẻ em nghèo, mới đây nữ đại gia Trần Thị Bích Thủy khiến nhiều người cảm phục khi tặng 50 tấn gạo chống dịch COVID-19.

‘Nữ đại gia chân đất’ tặng 50 tấn gạo chống COVID-19, bỏ 6 tỉ xây trường cho trẻ em nghèo

Phạm Hồng Quân | 13/03/2020, 15:09

Từng bỏ 6 tỉ xây trường mẫu giáo cho trẻ em nghèo, mới đây nữ đại gia Trần Thị Bích Thủy khiến nhiều người cảm phục khi tặng 50 tấn gạo chống dịch COVID-19.

Xem thêm:Hot girl khoe ‘trốn về từ Vũ Hán, không bị cách ly’ trên Facebook gây hoang mang

Chuyện cảm động về nữ tiếp viên Vietnam Airlines ôm bé 2 tháng tuổi trên máy bay

Chàng trai ở TP.HCM kể chuyện tháo chạy khỏi Ý vì nhiều người xem nhẹ dịch COVID-19

Thực hư ảnh cô gái ở Hà Nội quên mặc nội y đi gom mì tôm ở siêu thị?

Ngày 10.3, Công ty TNHH Sản xuất, vận tải, thương mại, xuất nhập khẩu Bích Thủy (Cụm công nghiệp Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) đã tặng 50 tấn gạo cho khu vực cách ly theo dõi sức khỏe tập trung của tỉnh và một số địa phương.

Đại diệnCông ty TNHH Sản xuất, vận tải, thương mại, xuất nhập khẩu Bích Thủy trao gạo tại khu vực cách ly.

Trong đó, 20 tấn gạo được phân bổ về hai cụm cách ly của tỉnh ở Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân tỉnh cùngTrung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh thuộc Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang (xã Quế Nham, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang). 20 tấn gạo tặng cho khu vực cách ly theo dõi sức khoẻ tập trung của tỉnh Lạng Sơn và 10 tấn gạo cho Bệnh viện Quân y 5 - Cục Hậu cần (Quân khu 3) ở TP Ninh Bình.

Số gạo này được mua từ nguồn trích lợi nhuận kinh doanh của công ty với tổng giá trị600 triệu đồng.

Chủ công ty tặng 50 tấn gạo là bàTrần Thị Bích Thủy với biệt danh "đại gia chân đất".Quanh năm xắn quần, đi chân đất, nhiều khi phải có người nhắc mới đi dép dù là trong khi làm việc hay tiếp đối tác làm ăn. Đó là hình ảnh quen thuộc của bà Bích Thủy.

Bà Thủy với thói quen xắn quần, đi chân đất từng bỏ hơn 6 tỉ xây Trường mầm non Kiên Cường cho trẻ em nghèo.

Do xuất thân nghèo khó nên cho đến khi thành đạt, bà Thủy luôn có những hành động từ thiện thiết thực giúp đỡ cho những người dân tại quê hương.

Chỉ học hết lớp 3, từng đi nhặt rác mưu sinh, giờ trở thành “đại gia chân đất”, bà Thủy từng bỏ tiền tỉ xây Trường mầm non Kiên Cường tại quê hương cho trẻ em nghèo.

Bà Thủy chi hơn 6 tỉ đồng để mua đất, xây trường, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công việc nuôi và dạy các cháu. Trường mầm non Kiên Cường bắt đầu hoạt động từ năm 2010, nuôi dạy hàng chục trẻ em nhà nghèo, mồ côi cha mẹ, bị bỏ rơi, tật nguyền.

Nhìn vào nỗi bất hạnh của các cháu, bà thấy rất rõ một phần bóng hình bản thân và các con thuở ấu thơ.

Có trong tay khối tài sản lớn, có xe sang đưa đón nhưng nữ đại gia xuất thân bần hàn này luôn giữ cho mình một hình ảnh không khác xưalà mấy. Ăn mặc và phong cách giống nông dân nhưng bà lại sống sạch sẽ, đi đâu thấy rác hay lá rụng là cúi xuống nhặt bỏ thùng ngay, theo chia sẻ của người bảo vệ của Công ty Bích Thủy.

Từ người nhặt rác đến 'đại gia chân đất'

Theo như lời kể, cuộc đời của bà Thủy trước đây đầy những khó khăn vất vả. Chỉ được học đến hết lớp 3, đủ biết cái chữ đánh vần ra sao, cộng trừ nhân chia thế nào cho đúng, bà đã phải lăn lộn vào cuộc đời để mưu sinh.

Năm 13 tuổi, bà Thủytheo một nhóm người làm công việc nhặt rác, thói quen đi chân đất đã hình thành từ lúc này.

Bà lập gia đình với một người đàn ông cùng huyện. Vừa lăn lộn kiếm sống, bà Thủycòn phải gánh vác trách nhiệm của một người vợ, vất vả lại chồng chất vất vả.

"Từ ngày làm vợ, lúc nào cũng đầu tắt mặt tối, tôi vẫn giữ cái thói quen đi chân đất ấy trong từng ấy năm. Trong quá trình đi làm, tôi có tham gia một nhóm chuyên đi nhặt rác thuê cho một đơn vị. Họ chế biến các phế phẩm từ rác thải làm thành các vật dụng có ích. Tôi xin vào đơn vị này học nghề. Sau hơn 5 năm làm công nhân, tôi đã làm chủ được dây chuyền công nghệ của họ", bà Thủy nhớ về quá khứ.

Năm 2000, từ những kinh nghiệm đã học được, bà Thủy liều lĩnh mở công ty riêng.

Ngày đó, ai cũng cho rằng quyết định của bà đầy nguy hiểm, một người công nhân học chưa hết lớp 3, chỉ biết làm thuê thì sao có thể thành công trong vai trò của một bà chủ? Thế nhưng 6 năm sau, vào 2006, mô hình công ty của bà thành công và chính thức đi vào hoạt động.

Giờ đây, sau hơn chục năm kể từ ngày đưa ra quyết định táo bạo ấy, bà đã trở thành giám đốc của một công ty lớn với số tài sản khổng lồ. Dù vậy, bà Thủy vẫn không quên được những tháng ngày chân đất của mình.

Đôi chân trần của bà không thể quen được với những đôi giày đắt tiền, những đôi dép cao gót. Tất cả những đau khổ, vất vả vẫn chỉ như mới ngày hôm qua.

Kỉ niệm đáng nhớ vào năm 2009, khi nhận giải thưởng Cúp vàng Doanh nghiệp,bà Thủy suýt đi chân đất lên nhận giải. Sau lần đó, người thân của bà thường phải chuẩn bị sẵn dép cho bà.

"Thậm chí họ còn đi theo mỗi khi tôi đi nhận giải thưởng vinh danh doanh nghiệp hay cá nhân tôi, chỉ để làm mỗi một việc là nhắc tôi nhớ đi dép", bà Thủy cười tươi chia sẻ.

Hàng trăm nhân viên công ty đa cấp la hét như ma nhập chống COVID-19. Xem chi tiết tại đây.

Xem thêm:Không đeo khẩu trang, 2 khách Tây không bắt được xe đi 10km và cái kết bất ngờ

Clip CSGT ra giữa đường bị xe khách tông vì chạy vào không kịp

Viết status độc ác như diễn viên Trà My, gã trai lẩn trốn vì bị người Vĩnh Phúc săn lùng

Cầu thủ 2m16 bị 'nghiệp quật' vì xem nCoV là cúm vặt, chạm vào đồ nghề phóng viên

Người gần nhà cô gái nhiễm COVID-19 ở Hà Nội: Đừng nhìn chúng tôi như vật bị cách ly!

Thất tình, tung tin 3 người chết vì COVID-19 câu được 6 like, bị phạt 10 triệu đồng

Cô gái livestream chỉ cách trốn cách ly khoe tăng 2kg, mong bớt bị chửi khi về nhà

Mỹ nữ khốn đốn vì bị đồn làm chuyện ấy với khách Anh nhiễm COVID-19 ở Đà Nẵng

Facebooker tuyên bố chữa khỏi nCoV bằng nước tỏi đun sôi, không sợ bị phạt tiền

Nhân Hoàng (tổng hợp)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Nữ đại gia chân đất’ tặng 50 tấn gạo chống COVID-19, bỏ 6 tỉ xây trường cho trẻ em nghèo