Tháng 1.2024 là thời điểm cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tăng cao dẫn đến tình hình buôn lậu, kinh doanh hàng kém chất lượng cũng tăng mạnh.
Kinh tế - đầu tư - dự án

'Nóng' xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng tháng đầu năm

Tuyết Nhung - Ảnh: Tổng cục QLTT 27/01/2024 10:55

Tháng 1.2024 là thời điểm cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tăng cao dẫn đến tình hình buôn lậu, kinh doanh hàng kém chất lượng cũng tăng mạnh.

anh-1.png
Lực lượng quản lý thị trường ra quân tháng đầu năm

Trong tháng 1.2024, các đội quản lý thị trường TP.HCM đã kiểm tra 548 vụ chuyên ngành và liên ngành. Tổng số vụ đã xử lý là 474 vụ, thu nộp ngân sách với số tiền là 10.950.043.000 đồng, trong đó tiền thu phạt hành chính là 9.544.909.000 đồng, tiền bán hàng tịch thu là 1.404.234.000 đồng và 900.000 đồng tiền truy thu số lợi bất hợp pháp. Trị giá hàng hóa đã tiêu hủy là 14.453.590.000 đồng.

Tháng 1 là thời điểm cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn, hoạt động kinh doanh hàng hóa có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tăng cao dẫn đến tình hình buôn lậu, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, kém chất lượng cũng sẽ tăng mạnh.

Trước diễn biến của thị trường thời điểm giáp Tết, lực lượng quản lý thị trường TP.HCM đã phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá; kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm và các hành vi gian lận khác; chú trọng các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc tân dược, các loại vật tư, trang thiết bị y tế; chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát các giao dịch thương mại điện tử, các trang mạng xã hội, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng nhập lậu trong thương mại điện tử...

Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã chuyển cơ quan cảnh sát điều tra 1 vụ có dấu hiệu phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, trị giá tang vật vi phạm hơn 650 triệu đồng.

Ngoài ra, lực lượng Quản lý thị trường TP còn tham gia các Đoàn kiểm tra liên ngành như liên ngành an toàn thực phẩm, liên ngành phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; liên ngành kiểm tra giá và liên ngành kiểm tra Tết, Liên ngành kiểm tra về lĩnh vực đo lường, chất lượng xăng dầu do Sở Khoa học và Công nghệ..., đã kiểm tra 89 vụ, có 12 vụ vi phạm.

Một số vụ việc kiểm tra điển hình tháng 1 như: Đội Quản lý thị trường số 3 kiểm tra Công ty TNHH xuất nhập khẩu N.R.D trên địa bàn Quận 12, phát hiện tại đây đang kinh doanh 1.072 hộp thực phẩm khô, thực phẩm chứng năng và thuốc tân dược không có hóa đơn chứng từ. Kết quả xử lý, xử phạt với số tiền là 245.000.000 đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật vi phạm.

Ngày 3.1, Đội Quản lý thị trường số 18 kiểm tra Công ty TNHH mỹ phẩm K. trên địa bàn huyện Hóc Môn phát hiện tại đây đang kinh doanh 430 tuýp kem lót không có hóa đơn, chứng từ. Kết quả xử lý, xử phạt với số tiền là 60.000.000 đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật vi phạm...

"Thời gian tới, Cục Quản lý thị trường TP.HCM sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nhất là sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và các lĩnh vực, mặt hàng nhạy cảm, thiết yếu, như: xăng dầu, khí đốt, than đá, phân bón; các loại rau, củ, quả; thực phẩm, đồ uống, thuốc lá; thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh,... tập trung tại các địa bàn phức tạp, nổi cộm, trọng điểm; đồng thời, đẩy mạnh phối hợp với các lực lượng chức năng địa phương trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trong thương mại điện tử", đại diện Cục Quản lý thị trường TP.HCM nhấn mạnh.

Trong tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường Kiên Giang cũng kiểm tra 76 vụ, đạt 111% kế hoạch tháng; phát hiện, xử lý 28 vụ vi phạm hành chính; Thu nộp ngân sách 807 triệu đồng; Thống kê 215 cơ sở, đạt 129% kế hoạch tháng; Ký cam kết 275 bản, đạt 118% kế hoạch năm.

Lực lượng quản lý thị trường Kiên Giang cũng giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu của 536 cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn toàn tỉnh, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, thiếu hụt nguồn cung ứng. Bên cạnh đó, chủ động phối hợp với các ngành, các địa phương tăng cường theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường, nhất là hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, tập trung kiểm tra các mặt hàng có sức tiêu thụ cao vào dịp tết như: bánh kẹo, đường cát, rượu, bia, thuốc lá điếu, nước giải khát và hàng điện tử, điện lạnh, hàng gia dụng, quần áo, giày dép...

Tháng 2 là thời điểm diễn ra Tết Nguyên đán, Cục Quản lý thị trường Kiên Giang cho biết sẽ tiếp tục tăng cường giám sát, kiểm soát thị trường, thực hiện có hiệu quả kế hoạch cao điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, tập trung kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, ngăn chặn các hành vi vận chuyển, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, an toàn thực phẩm,... trong đó chú trọng kiểm tra, xử lý các trường hợp sai phạm nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động lưu thông, sản xuất, kinh doanh hàng hóa bình thường của các tổ chức, cá nhân.

Bài liên quan
Cần Thơ: Tết Nguyên đán bắn pháo hoa, nhưng không làm đường hoa nghệ thuật
Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ vừa ký văn bản về việc tổ chức bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Nóng' xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng tháng đầu năm