Ngày 5.3, người dân xã Trung Hóa, vùng rẻo cao huyện Minh Hóa (Quảng Bình) cho biết, mùa xuống giống năm nay họ được hỗ trợ mỗi hộ dân 10kg đậu phộng giống để trồng trong chương trình cung cấp giống xóa đói giảm nghèo của huyện nhưng đậu phộng giống đưa về nhiều nông dân không dám trồng vì chất lượng quá kém

Nông dân nghèo Quảng Bình méo mặt với hạt giống hỗ trợ... không nảy mầm

1 | 06/03/2017, 05:19

Ngày 5.3, người dân xã Trung Hóa, vùng rẻo cao huyện Minh Hóa (Quảng Bình) cho biết, mùa xuống giống năm nay họ được hỗ trợ mỗi hộ dân 10kg đậu phộng giống để trồng trong chương trình cung cấp giống xóa đói giảm nghèo của huyện nhưng đậu phộng giống đưa về nhiều nông dân không dám trồng vì chất lượng quá kém

Theo kế hoạch vụ đông xuân năm nay, 15 xã thị trấn huyện Minh Hóa được nhận giống sản xuất do hoàn cảnh các xã đặc biết khó khăn. Tuy nhiên tại xã Trung Hóa, ông Đinh Xuân Bình (56 tuổi) cho biết, gia đình ông được hỗ trợ 1 bao đậu phộng giống, trọng lượng 10kg nhưng không ghi hạn sử dụng, không ghi cách bảo quản, không ghi bất cứ hình thức đảm bảo nào.
Ông Bình cho biết, khi gia đình mở bao đậu phộng được cấp phát ra để bóc hạt đi gieo thì hơn 60% giống bị thâm đen, teo tóp, bể vỏ, đậu phộng giống bóc ra quá nhiệt bị thối, bóp nhẹ vỡ nát. Gieo thử 10 hạt, chỉ có 3 hạt nảy mầm, riêng đậu phộng giống bản địa gia đình ông làm ra thì ươm thử mọc hơn 70%. Từ đó, ông Bình cùng nhiều hộ dân ở thôn Tiền Phong, xã Trung Hóa bỏ đậu phộng được cấp phát giảm nghèo, lấy đậu phộng giống bản địa để kịp vụ trồng mới.
Được biết, vụ mùa mới này, bà con nông dân các xã rẻo cao huyện Minh Hóa được hỗ trợ giống đậu phộng, lúa, lợn… trị giá hàng tỷ đồng nhằm nâng cao đời sống, Công ty TNHH Tân Thành (Quảng Trị) trúng thầu cung cấp giống.
Ông Cao Văn Sòng, Chủ tịch UBND xã Trung Hóa cho biết, về giống, người dân nhận trực tiếp từ Phòng Nông nghiệp huyện, không thông qua chính quyền địa phương nên địa phương không kiểm soát được chất lượng. “Trước đây khi chúng tôi làm chủ đầu tư chúng tôi đều có điều tra nhu cầu của người dân, sau đó họp thôn bản coi người dân cần cây, con giống gì sau đó mới hỗ trợ nên rất có hiệu quả. Trong khi đó nếu làm như cách hiện nay thì chẳng khác gì “cho gì thì người dân phải nhận nấy” chứ không xét đến nhu cầu người dân. Đơn cử như việc cấp giống đậu phộng cho xã Trung Hóa chẳng hạn, có phải người dân nào của Trung Hóa cũng cần giống đậu phộng đâu…”, ông Sòng nhấn mạnh.

Minh Phong/SGGP

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nông dân nghèo Quảng Bình méo mặt với hạt giống hỗ trợ... không nảy mầm