Các địa phương tại tỉnh An Giang đang đẩy mạnh thu hoạch vụ lúa đông xuân. Theo ghi nhận, đa số nhà nông trồng lúa đều trúng mùa, được giá và thu về lợi nhuận cao.

Nông dân miền Tây trồng lúa trúng mùa, được giá

Tô Văn | 05/03/2023, 09:32

Các địa phương tại tỉnh An Giang đang đẩy mạnh thu hoạch vụ lúa đông xuân. Theo ghi nhận, đa số nhà nông trồng lúa đều trúng mùa, được giá và thu về lợi nhuận cao.

Ghi nhận vụ lúa đông xuân năm nay năng suất tăng hơn so với cùng kỳ do mùa nước nổi lớn hơn các năm, ruộng đồng bồi đắp nhiều phù sa, kỹ thuật canh tác của nông dân nâng cao. Không chỉ trúng mùa, nông dân càng vui mừng hơn vì lúa được thương lái mua với giá khá cao.

Cụ thể tại An Giang, lúa OM 5451 có giá từ 6.400 - 6.600 đồng/kg; Đài thơm 8 từ 6.700 - 6.900 đồng/kg; nàng hoa 9 từ 6.800 - 7.100 đồng/kg.

Với các chủng loại khác, giá đang đi ngang. Cụ thể, OM 18 được thương lái thu mua tại ruộng với mức 6.700 - 6.800 đồng/kg; nếp khô An Giang giá dao động từ 8.400 - 8.600 đồng/kg; lúa Nhật 7.800 - 7.900 đồng/kg; lúa IR 50404 ở mức 6.400 - 6.600 đồng/kg; lúa IR 50404 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg; nếp tươi An Giang ở mức 7.000 - 7.200 đồng/kg.

1-lua.jpg
Nông dân tỉnh An Giang tập kết lúa để thương lái đến thu mua - Ảnh: Tô Văn

Ông Trần Văn Bên (ngụ xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn) cho biết, gia đình ông vừa thu hoạch 7 ha lúa IR 50404 với năng suất 9 tấn/ha, bán tại ruộng với giá 6.400 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, ông Bên thu được lợi nhuận cao hơn so với vụ đông xuân năm trước. Cũng theo ông Bên, năm nay lúa IR 50404 có giá cao hơn năm ngoái, có thể là do nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng.

“Chưa vụ nào trúng như vụ này, chưa năm nào khỏe như năm nay. Lúa vừa trổ bông là thương lái đến đặt tiền cọc trước. Lúa gần chín là có máy gặt đập liên hợp đến lãnh cắt, vận chuyển. Tôi và người nhà chỉ ngồi ghi sản lượng lúa và cầm tiền đem về. Giờ không còn cảnh mọi người phải vất vả cắt, tuốt và vận chuyển về nhà phơi khô như trước nữa. Lúa hút hàng nên thương lái đến thu mua rất dễ dàng”, ông Bên nói.

2-lua.jpg
Một thương lái chuyên mua lúa tại tỉnh An Giang cho rằng hiện thị trường nội địa có tâm lý dự trữ lúa gạo khiến giá lúa đầu vụ tăng cao - Ảnh: Tô Văn

Tương tự, bà Nguyễn Thị Tiên (ngụ xã Phú Hội, huyện An Phú) cho biết, gia đình bà trồng 9 ha lúa VD20, năng suất đạt trên 8 tấn/ha.

“Tuy chi phí đầu tư trong quá trình sản xuất có cao hơn so với vụ lúa đông xuân các năm về trước nhưng nhờ lúa bán được giá cao nên lợi nhuận tương đối khá”, bà Tiên chia sẻ.

Theo một thương lái chuyên mua lúa tại tỉnh An Giang, hiện thị trường nội địa có tâm lý dự trữ lúa gạo khiến giá lúa đầu vụ tăng cao.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh ĐBSCL chiếm 54% diện tích, 55% sản lượng và khoảng 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Việt Nam có diện tích gieo trồng lúa đứng thứ 6 trên thế giới (khoảng 7,2 triệu ha), đứng thứ 5 về sản lượng trong khi năng suất cao nhất trong khu vực ASEAN và trong tốp đầu của thế giới.

Bài liên quan
An Giang: Người dân thắc mắc việc thu gom, xử lý rác thải không thường xuyên
Nhiều hộ dân tại xã Vĩnh Nhuận và xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang thắc mắc việc thu gom, xử lý rác thải không được thực hiện thường xuyên, dẫn đến tình trạng các thùng rác trước nhà bị ruồi nhặng bu và bốc mùi hôi thối.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nông dân miền Tây trồng lúa trúng mùa, được giá