Ngay giữa tiết thu mát mẻ, tôi ngồi xem các thông tin trên mạng, trên các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế cũng thấy toát mồ hôi!

Nóng bỏng giữa tiết thu!

nguyen van lang | 15/08/2020, 12:36

Ngay giữa tiết thu mát mẻ, tôi ngồi xem các thông tin trên mạng, trên các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế cũng thấy toát mồ hôi!

1. Đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến khôn lường, vẫn với tốc độ chóng mặt và dường như chưa có điểm dừng. Nói như các nhà chuyên môn là “dịch chưa tới đỉnh“ màlúc này cả thế giới đã có trên 21 triệu ca nhiễm, trên 760 ngàn người tử vongchiếm tỷ lệ gần 3,6% và đã cứu chữa khỏi trên 14 triệu người chiếm 66% so với số ca nhiễm!

Ở nước ta, tính đến 12 giờ ngày 15.8đã có 930 ca nhiễm, 22 ca tử vong (chiếm 2,4%) và chữa khỏi 437 người (chiếm 47%).Tâm dịch là Đà Nẵng, từ Bệnh viện C Đà Nẵng. Tính từ 25.7 tới hôm nay, đúng 3 tuần dịch bùng phát thì số ca mắc đã thêm 461 ca là rất lớn.Tất nhiên so với dân số Việt Nam thì vẫn vô cùng nhỏ. Các biện pháp chủ trương của Trung ương và Đà Nẵng là rất quyết liệt và có hiệu quả.Dịch vẫn đang được khống chế.

Mọi người thấy các con số và cùng suy ngẫm.

2. Cả thế giới đã lao vào chống đại dịch với mọi cách, mọi giá: Tìm hiểu nguồn gốc đại dịch; giải mã trình tự gien virus SARS-CoV-2với các biến dị, biến thể của nó tới chủng thứ 6? Nghiên cứu sản xuất test nhanh rồi các phương pháp xét nghiệm nhanh chính xác, an toàn nhất, sản xuất, xuất khẩu các dụng cụ y tế, thiết bị phục vụ, cứu chữa bệnh nhân COVID-19 nhưng có lẽ gay gắt và kịch tính nhất trên toàn cầu lúc này là cuộc chạy đua: Nghiên cứu và sản xuất vắc xin ngừa COVID-19. Bao nhiêu quốc gia bỏ ra hàng tỉ USD cho chương trình này.Người Nga đã công bố chuẩn bị đưa ra tiêm chủng đại trà cả nước và ký bán cho nhiều quốc gia hàng tỷ liều vắc xin Sputnik V(nếu mọi thứ xảy ra tốt thì nước Nga thu về 70 -74 tỉ USD) trong tranh cãi nóng bỏng của nhiều nước.Dù thế nào, đó vẫn là tín hiệu vui.Hãy chờ cuộc khảo sát, đánh giá của WHO ở Moscow sắp tới. Cứ hy vọng!

3. Vụ nổ trên 2.750 tấn mmonium nitrate tại Beirut làm chính phủ Lebanon phải giải tán, đất nước hỗn loạn theo đúng nghĩa vô chính phủ...

4. Tại châu Phi, dịch bệnh COVID-19 tăng mạnh, thiếu kinh phí thiết bị y tế và nguy cơ nạn đói hiện hữu. Chính phủ Guinea Xích Đạo vừa đệ đơn lên Tổng thống Teodoro, xin giải tán chính phủ vì kinh tế và đại dịch.

5. Tổng thống Lukashenko chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tại Belarus đã gây nên các cuộc biểu tình của phe đối lập với hàng trăm người bị bắt.

6. Những gì đang xảy ta tại Hồng Kông chưa nguội thì tình hìnhđảoĐài Loan lại nóng lên khi Bộ trưởng y tế Mỹ Alex Azar tới thăm và có lời phát biểu chấn động. Động thái này càng tạo cộng hưởng và tăng thêm sức nóng cùng với phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Kompeo về Trung Quốc, về Biển Đông và những diễn biến tại vùng biển này.

7. Cuộc đua vào Nhà Trắng ngày càng quyết liệt và có lẽ sẽ càng kịch tính cho tới 3.11 năm nay giữa bối cảnh Mỹ vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất về đại dịch, cũng như bao biến cố tại Cường quốc số 1 thế giới.

8. Rồi thiên tai bão lụt, nắng nóng, tuyết rơi, núi lửa phun trào, động đất, châu chấu hoành hành, đói kém.

Chưa khi nào thế giới lại nhiều sự kiện và lắm bất an như vậy. Hy vọng giai đoạn căng thẳng như vậy sẽ sớm khép lại để con người được sống hòa bình, an vui.

TS Nguyễn Văn Lạng (nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nóng bỏng giữa tiết thu!