Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, nói BOT không tác động đến người nghèo là không thỏa đáng bởi chi phí BOT tăng sẽ kéo theo các loại chi phí khác.

'Nói BOT không ảnh hưởng đến người nghèo là không thỏa đáng!'

Trí Lâm | 08/09/2017, 17:40

Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, nói BOT không tác động đến người nghèo là không thỏa đáng bởi chi phí BOT tăng sẽ kéo theo các loại chi phí khác.

Tại hội thảo “BOT- chính sách và giải pháp” được tổ chức ngày 8.9 tại Hà Nội, ĐBQH Nguyễn Chiến (Hà Nội) cho rằng, hình thức đầu tư BOT được triển khai ở nhiều nước trên thế giới với nhiều điểm tích cực. Khi triển khai tại Việt Nam, bên cạnh các điểm tích cực thì sự phát triển của các dự án BOT sẽ tác động trực tiếp vào cuộc sống của dân nghèo.

Đồng quan điểm, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, nói BOT không tác động đến người nghèo là không thỏa đáng bởi chi phí BOT tăng sẽ kéo các loại chi phí khác tăng theo.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Nam Cường, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Lào cho rằng lập luận người nghèo không đi ô tô nên không chịu ảnh hưởng là … không đúng, bởi thực tế các trạm thu phí BOT ảnh hưởng nhiều đến người nghèo. Nói một cách đơn giản, người nghèo thường xuất hiện trên các hình thức xe vận tải như xe khách, taxi… Nếu như giá vé BOT tác động đến các DN vận tải, khiến DN chịu thêm chi phí thì DN vận tải sẽ bù đắp chi phí bằng cách tăng giá vé.

Ví dụ như bình thường giá vé xe khách từ đây vào Nghệ An chỉ mất khoảng 40.000 đồng nhưng nếu như DN phải đi qua các trạm thu phí BOT thì giá vé sẽ tăng lên khoảng 60.000 đồng. Đây sẽ là ảnh hưởng trực tiếp”, ông Cường nói.

Thậm chí, theo ông Cường thì người nghèo còn chịu ảnh hưởng từ các trạm thu phí BOT nhiều hơn là người giàu.

“Nếu tính phí BOT trên phương tiện thì người nghèo chịu thiệt nhiều hơn. Bởi tính theo đầu phương tiện thì một ô tô của người giàu sẽ chỉ khiến một người chịu thiệt. Nhưng khi chi phí BOT tác động đến DN vận tải thì DN sẽ tăng giá vé khiến rất nhiều khách hàng cùng chịu thiệt”, ông Cường nói.

Còn theo TS Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm VPQH, BOT đang có nhiều điều không ổn, và nếu không xử lý sớm thì bất ổn sẽ xảy ra.

Vị này cũng nêu quan điểm rằng không thể không xử lý, không thể nhắm mắt trước tình trạng này, bởi thu phí BOT như kiểu trấn lột, người ta không đi trên đường BOT thì không thể thu phí. “Đường tránh một chỗ, đặt trạm thu phí chỗ khác là không thể được, phải sửa ngay điều này. Trả 1 đồng thôi mà bất công người dân cũng không chịu, vì vậy phải dời trạm thu phí, không thể trấn lột người dân được".

“Không thể cân điêucho người dân được. Anh đặt trạm BOT ở đó, người dân sống xung quanh đó, nhưng không đi trên đường anh làm mà anh vẫn đặt trạm thu phí. Mỗi lần người ta đi qua, anh thu tiền của người ta, tức là anh đang cân điêucho người dân; chưa nói đến chuyện trạm thu phí khiến cuộc sống họ hết sức khó khăn, bất tiện. Do đó phải tính khác và phải miễn phí cho những người sống ở đó", ông Dũng nói.

Tiếp theo, TS Dũng cho rằng phải xem xét lại tất cả các hợp đồng BOT. "Bởi anh nhân danh người dân, xã hội nhưng xã hội chưa được có ý kiến, các cổ đông liên quan trực tiếp chưa có ý kiến nên phải được xem xét lại. Khoản chi phí nào bất hợp lý phải được huỷ bỏ", nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói.

Trịnh Giang
Bài liên quan
Lần đầu tiên người dân Hà Nội trải nghiệm 'phở số' do robot phục vụ
Du khách có cơ hội thưởng thức các món phở truyền thống đặc trưng của Hà Nội và trải nghiệm "phở số" hoàn toàn mới lạ và hiện đại.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Nói BOT không ảnh hưởng đến người nghèo là không thỏa đáng!'